CHÚ BÒ TÌM BẠN

Mục lục

Phân tích bài thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ.III. Lập dàn ý phân tích bài thơ Chú bò tìm bạn:IV. Văn mẫu phân tích bài thơ Chú bò tìm bạn

Phân tích bài thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ.

Bạn đang xem: Chú bò tìm bạn

Bài thơ Chú bò tìm bạn được viết từ năm 1952, và tập thơ cùng tên được nhận giải thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do TW Đoàn Thanh niên cộng sản tổ chức năm 1957. Phân tích bài thơ chú bò tìm bạn làm một dạng bài thường xuyên ra trong các kỳ thi.

I. Khái quát tác giả

Phạm Hổ sinh năm 1924, mất năm 2007.

Xuất thân trong một gia đình Nho học.

Ông vừa viết văn, làm thơ, viết kịch và vẽ tranh. Nổi bật trong các sáng tác của ông là dành cho thiếu nhi.

Tác phẩm nổi tiếng: Chú vịt bông (tập thơ), Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch), Chú bò tìm bạn (tập thơ).

Thơ Phạm Hổ nói nhiều về chủ đề tình bạn.

II. Tóm tắt bài chú bò tìm bạn

Bài thơ Chú bò tìm bạn được viết từ năm 1952, và tập thơ cùng tên được nhận giải thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do TW Đoàn Thanh niên cộng sản tổ chức năm 1957.

Bài thơ nói về một chú bò ngốc nghếch, ngu ngơ nhưng lại dễ thương đáng yêu.

Một buổi chiều mát mẻ, chú bò ra sông uống nước thấy bóng mình dưới sông tưởng một chú bò khác đang cười với mình liền cất tiếng chào.

Khi chú bò kia biến mất chú vội gọi tìm bạn.

III. Lập dàn ý phân tích bài thơ Chú bò tìm bạn:

Nội dung, phân tích bài thơ:

Giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Hổ.

Xem thêm: Cách Sửa Lỗi Màn Hình Xanh Khi Cài Win Xp Bằng Usb, Khắc Phục Lỗi Màn Hình Xanh Khi Cài Win Xp

Chủ đề tình bạn là một nội dung chủ đạo, xuyên suốt trong thơ của Phạm Hổ viết cho các em trong đó tiêu biểu là bài thơ “Chú bò tìm bạn”

Đảm bảo các ý chính sau:

Hình ảnh chú bò: Ngờ nghệch khi thấy bóng mình in dưới nước lại ngỡ là chú bò khác – bạn đến chơi với mình, rất tử tế chào hỏi, rồi lại gọi thống thiết khi tưởng bạn đi mất: Rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đáng yêu và quý tình bạn. Hình tượng chú bò ngốc nghếch nhưng đáng yêu đã được nhân hóa xuyên suốt bài thơ.

Quây quần xung quanh chú bò còn có cả: Mặt trời – rúc bụi tre, mặt nước – nằm nhìn mây, cười toét miệng.. tất cả làm nên thế giới bầu bạn, chúng giao hòa với

Nhau trong cái nhìn thân thiện, hiền lành, nũng nịu đễ thương.

Thời gian: Vào buổi chiều, gợi nên sự an nhàn, yên tĩnh, khoan khoái dễ chịu. Đây là tiền đề tạo nên chất thơ cho câu chuyện.

Không gian: Cảnh làng quê mát mẻ, êm đềm, bình yên, càng làm cho cảnh thiên nhiên đẹp hơn. Không gian yên tĩnh bỗng nhiên xao động bởi tiếng gọi bạn “ò” của chú bò lan tỏa.

Nghệ thuật nhân hóa, hình thức hội thoại, mô phỏng tiếng kêu của loài vật. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng: Những từ rúc, nghe mát, cười toái miệng.. tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ.

Rúc: Gợi nên sự thân thương trìu mến như đứa trẻ nũng nịu rúc vào lòng mẹ;

Nghe mát: Gợi cái cảm nhận cái bình yên, tĩnh lặng của không gian;

Cười toét miệng: Đây là nụ cười hồn nhiên của mặt nước, cũng là cái cười độ lượng trước sự nhằm lẫn ngốc nghếch của chú bò..

Thơ Phạm Hổ có những tứ thật thú vị, giọng thơ phù hợp với đối tượng trẻ em, bài thơ có một cái gì đó thật quyến rũ rất đỗi thân thương và gần gũi đối với lứa tuổi thiếu nhi.

Kết luận, đánh giá chung..

*

IV. Văn mẫu phân tích bài thơ Chú bò tìm bạn

Mở bài

Khi kể chuyện vui về cái “ngốc” của những chú bò, ông bà ta thường hay nhắc tới câu thành ngữ “lơ ngơ như bò đội nón”, ý chỉ chú bò đội nón thì buồn cười lắm. Vả chăng, có nón mũ nào chịu nổi cái đầu “ngố đần” của các chú? Nhưng thôi, nói vậy cho vui chứ đần thì đần vậy nhưng bò đã làm giúp người bao nhiêu việc, từ kéo xe đến đẩy cày, bò đâu quản ngại! Mà trong đời sống thường ngày bò cũng thật có tình cảm, tính khí lại rất đỗi lành hiền..

Thân bài

Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình ngỡ ai

Bò chào: “Kìa anh bạn!

Lại gặp anh ở đây!”

Nước đang nằm nhìn mây

Nghe bò, cười toét miệng

Bóng bò, chợt tan biến

Bò tưởng bạn đi đâu

Cứ ngoái trước nhìn sau

“Ậm ò..” tìm gọi mãi.

Bài thơ của nhà thơ Phạm Hổ đã khai thác khía cạnh này, tuy câu chuyện gợi lên một điều thật ngộ! Có thể nói, đây là một bài thơ đọc thì vui đấy mà ngẫm ra, lại có phần cảm động!

Vào lúc mặt trời xuống – mặt trời rúc bụi tre là mặt trời sắp lặn, không gian đã bớt dần cái nóng, không khí đối lưu làm cho “buổi chiều về nghe mát”, thì cũng là lúc bò bắt đầu được thong dong ngơi nghỉ. Chú mò ra sông uống nước và chợt giật mình khi thấy trên mặt nước thấp thoáng một cái bóng mà chú ngỡ là bạn chú. Bò ta thân thiện lên tiếng chào, dĩ nhiên là chào theo cách họ nhà bò: “Kìa anh bạn – Lại gặp anh ở đây.”

Nước đang trang nghiêm nhìn trời, thấy ngộ quá, không kìm được nữa. Mặt nước xao động, làn sóng chạy loang xa như làn môi hé mở, cười toét, làm cho bóng bò trên mặt nước cũng tan biến. Bò ta cuống quýt trông trước ngó sau “Tưởng bạn đi đâu”, thành thử cứ “ậm ò” tìm gọi mãi. ”

Bài thơ đến đó là vừa hết. Nhưng thông qua cách cấu tứ, người đọc còn có thể đặt thêm câu hỏi: Phải chăng đây cũng là cách tác giả cắt nghĩa tiếng” ậm ò”ta vẫn thường nghe ở bò, có nghĩa là, khi bò lên tiếng như thế là bò đang đi tìm bạn bò đấy.

Kết bài

Đọc thơ thiếu nhi của Phạm Hổ, nhất là ở những bài thơ hay, bao giờ ta cũng gặp những cái tứ thật thú vị. Giọng kể của tác giả lại hợp với đối tượng miêu tả, bởi vậy mà bài thơ có một cái gì đó rất quyến rũ, rất đỗi thân gần với các bạn nhỏ tuổi của chúng ta

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.