Bản đồ quy hoạch giao thông tp hcm

Chia sẻ thông tin, bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025 về quy hoạch sử dụng đất, giao thông và phát triển không gian thành phố Hồ Chí Minh đầy đủ, chính xác nhất.

Bạn đang xem: Bản đồ quy hoạch giao thông tp hcm

Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội.

Dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin quy hoạch và bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025 đầy đủ và chính xác nhất.


Nội dung chính trong bài Ẩn bớt
I. Quy mô, tính chất lập quy hoạch TPHCM
II. Thông tin, bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025
1. Thông tin, bản đồ quy hoạch TPHCM về phát triển không gian
2. Thông tin, bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025 về sử dụng đất
3. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông TPHCM
III. Thông tin quy hoạch các quận huyện TPHCM

I. Quy mô, tính chất lập quy hoạch TPHCM

Quy mô lập Quy hoạch TPHCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095 km2 bao gồm 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện, có vị trí tiếp giáp.

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.Đông Bắc và Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.Đông Nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.Nam và Tây giáp tỉnh Long An.

Xem thêm: Giường Gấp Đa Năng Thông Minh, Giường Gấp Đa Năng Có Giá Bao Nhiêu

Tính chất lập quy hoạch

Là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.

Mục tiêu phát triển

Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực và Đông Nam Á.


*

II. Thông tin, bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025

1. Thông tin, bản đồ quy hoạch TPHCM về phát triển không gian

1.1. Quy hoạch phát triển không gian của thành phố Hồ Chí MinhKhu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực nội thành hiện hữu, khu đô thị mới Thủ Thiêm và mở rộng phát triển theo các hướng như sau:

Hướng chính phía Đông: hành lang phát triển là tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và dọc tuyến xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị;Hướng chính phía Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ với điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt, nhiều sông rạch, có khả năng phát triển về quỹ đất đô thị và điều kiện phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước của thành phố;Hướng phụ phía Tây – Bắc: hành lang phát triển là tuyến quốc lộ 22 (xa lộ Xuyên Á) với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, phát triển các khu đô thị mới, hiện đại đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị;Hướng phụ phía Tây, Tây – Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh với điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị có giới hạn; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu, thoát nước của thành phố.
*
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian TPHCM (Click để xem ảnh lớn hơn)1.2. Thông tin quy hoạch phân vùng phát triển TPHCMVùng phát triển đô thị gồm 13 quận nội thành hiện hữu và 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô thị mới phát triển;Vùng phát triển công nghiệp được phát triển tại các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè;Vùng sinh thái, du lịch được phát triển dọc theo sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ…;Vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái được phát triển tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ;Các khu dân cư nông thôn được phát triển tại xã Bình Mỹ, Hòa Phú, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Thái Mỹ, Trung An, Phú Mỹ Hưng, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông, An Phú, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức thuộc huyện Củ Chi; xã Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn, Tân Hiệp, Đông Thạnh, Nhị Bình, Bà Điểm, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông thuộc huyện Hóc Môn; xã Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Tân Nhựt, Quy Đức, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Tân Quy Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B thuộc huyện Bình Chánh; phía Tây xã Phước Lộc và Nhơn Đức huyện Nhà Bè; xã Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ;Vùng bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt gồm vùng bảo tồn và phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng hộ tại huyện Củ Chi, Bình Chánh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.