BÀNG THÁI SƯ THÁCH BAO THANH THIÊN DÁM CHÉM ĐẦU CHÁU MÌNH VÀ CÁI KẾT

Khán giả hẳn không quên Bàng thái sư - nhân vật phản diện luôn tìm cách hãm hại người tốt. Nhưng có sự thật là nhân vật nổi tiếng này đã vô tình bị những phóng tác trong phim bóp méo, gán cho tiếng ác.

Bạn đang xem: Bàng thái sư thách bao thanh thiên dám chém đầu cháu mình và cái kết


Bao Thanh Thiên là bộ phim gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x. Bên cạnh những nhân vật chính như Bao Chửng mặt đen, Công Tôn Sách, hộ vệ Triển Chiêu,… khán giả hẳn cũng sẽ không quên các nhân vật phản diện đầy gian ác, luôn tìm cách hãm hại quan tốt như Bàng thái sư hay phò mã Trần Thế Mỹ. Tuy nhiên, có một sự thật rằng khá nhiều nhân vật nổi tiếng được nhắc đến đều vô tình bị những phóng tác trong phim ảnh (như ‘Bao Thanh Thiên’) bóp méo, gán cho tiếng ác.


*

Nguyên mẫu đời thực của Bàng Thái sư khác trong ảnh như thế nào?

Cần phải nói rằng ‘Bao Thanh Thiên’ không phải là tác phẩm văn hóa đại chúng đầu tiên bôi xấu Bàng thái sư. Trong một số tác phẩm văn dân gian Trung Hoa, hí kịch, thậm chí cả văn chương cũng chẳng rõ vì lý do gì đều xây dựng nhân vật này khá đáng ghét.


*

Nhân vật phản diện Bàng thái sư còn được biết đến với cái tên Bàng Hồng là vị tham quan đã gây ra nhiều tai họa cho nhà Tống. Trong tác phẩm Vạn Hoa lầu diễn nghĩa, Bàng thái sư đã cùng con rể là Binh bộ thượng thư Tôn Tú nhiều lần âm mưu hãm hại danh tướng Địch Thanh. Còn trong Dương gia tướng diễn nghĩa, Dương Tôn Bảo và cha là Dương Diên Chiêu bị phe Bàng thái sư hãm hại.

Xem thêm: Lắp Mạng Viettel Tại Nam Định Giá Rẻ, Khuyến Mãi Hấp Dẫn, Lắp Mạng Viettel Nam Định


*

Ở Bao Công kỳ án, Bàng Hồng lại tiếp tục bị gọi tên với vai phản diện tàn ác, bất tài, luôn tìm cách hãm hại Bao Chửng và lần nào cũng thất bại. Tác phẩm Ngũ Thử đại náo Đông Kinh, Bàng thái sư còn được khắc họa thành kẻ mưu mô, thủ đoạn, luôn dựa vào cô con gái Bàng Qúy phi để câu kết cùng con rể Tôn Vinh và con trai Bàng Dục làm loạn.


*

Thoạt nghe thì Bàng Hồng quả là một nhân vật ghét không để đâu cho hết. Trong thực tế, nguyên mẫu của Bàng Hồng lại là Trương Nghiêu Tá – thúc phụ của Trương Qúy phi, sống thời Tống Nhân Tông. Tuy nhiên, điều khó hiểu là không rõ vì lý do gì, tên và họ của nhân vật này lại lấy theo tên Bàng Cát – một vị quan liêm khiết có thật trong lịch sử thời Bắc Tống.



Vị quan tên Bàng Cát này được miêu tả là người giỏi giang, có học thức. Đương thời ông còn là thầy dạy của các danh thần nhà Tống như Địch Thanh, Tư Mã Quang. Bàng Cát còn là bạn thân của Phạm Trọng Yêm và Hàn Kỳ, đều là những người giữ chứ vụ cao dưới thời Tống Nhan Tông và có tiếng hiền thần.


Như vậy, có thể thấy được rằng Bàng Cát đã vô tình mang tiếng oan trong các tác phẩm văn hóa dân gian. Chẳng những vậy, tiếng xấu này còn được liên tục xuất hiện trong nhiều tác phẩm cải biên, làm mới, đặc biệt cả trong phim ảnh lẫn tiểu thuyết văn học.

Chẳng riêng gì Bàng Cát, khi so sánh các chi tiết trong phim ‘Bao Thanh Thiên’ với ghi chép lịch sử, không ít khán giả đã phải thốt lên kinh ngạc vì những nhân vật như thái hậu Lưu Nga (Ly miêu tráo thái tử) hay Trần Thế Mỹ (vụ án xử trảm Trần Thế Mỹ) đều ‘bỗng dung trở thành phản diện’. Thế mới biết các nhà làm phim đôi khi cũng hư cấu quá đà để tạo drama.


*

Ban biên tập pgdngochoi.edu.vn:

pgdngochoi.edu.vnChịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Nguyễn Bích MinhVPĐD tại TP.HCM: Tầng 6 Tòa nhà 123123 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, Tp. HCM


admicro.vnHỗ trợ & CSKH: AdmicroAddress: Tầng 20, Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x