CÁCH QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN

Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:


*

50% thu nhập của bạn – Các yếu tố cần thiết

Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập của bạn cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Có vẻ 50% là một tỷ lệ cao nhưng một khi xem xét những danh mục thuộc các chi phí cần thiết bạn mới thấy con số đó có ý nghĩa.

Bạn đang xem: Cách quản lý chi tiêu cá nhân

Nói một cách rõ ràng, chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Thông thường, những chi phí này thường giống nhau ở hầu hết mọi người, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.

Hãy cố gắng để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% lương. Nhưng nếu con số đó lớn hơn 50%, hãy thử giảm tiền các hóa đơn xuống như sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân,…Mà nếu không thể làm được điều đó nữa thì bắt buộc bạn phải giảm 5% ở mỗi danh mục tiếp theo. (Các chuyên gia khuyên bạn cắt giảm ở phần chi tiêu cá nhân, chứ không nên giảm ở mục tiêu tài chính).

20% thu nhập của bạn – Mục tiêu tài chính

Bước tiếp theo là dành 20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.

Nếu bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn thu nhập dành cho chi phí thiết yếu và 20% hoặc lớn hơn dành cho mục tiêu tài chính, bạn sẽ có thể trả nợ nhanh hơn hoặc nếu không bạn sẽ ít phải lo lắng hơn khi bước vào tuổi nghỉ hưu. “Nghỉ hưu” có thể là một khái niệm cần thiết ở tuổi 20, 30 nhưng hãy nhớ bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái bấy nhiêu khi không phải nghĩ đến chuyện tích cóp hằng ngày.

Xem thêm:

30% thu nhập của bạn – Chi tiêu cá nhân

Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu. Một số chuyên gia tài chính xem xét đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cho rằng một số thứ thuộc những thứ “xa xỉ” là một phần không thể thiếu với họ. Lý do danh mục này chiếm phần trăm lớn hơn mục tiêu tài chính là bởi có quá nhiều thứ thuộc vào đây.

Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,…Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí thuộc danh mục này càng ít tương lại tài chính càng được đảm bảo khi bạn về hưu.

Thiết lập những thói quen tốt sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc. Bạn không cần phải có một nguồn thu nhập cao mới có thể áp dụng phương pháp này, ai cũng có thể áp dụng chúng tương ứng với mức lương của họ nhận được.


*

03 giờ học để xây dựng lộ trình quản trị tài chính cá nhân


*

Học viện pgdngochoi.edu.vn là tổ chức đào tạo và nghiên cứu chuyên nghiệp trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Tài chính và Quản trị Doanh nghiệp.

Học viện pgdngochoi.edu.vn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ về định hướng nghề nghiệp từ những giám đốc điều hành, những nhà quản lý nhiều năm kinh nghiệm tại Big4 và những tập đoàn đa quốc gia.

Học viện pgdngochoi.edu.vn đào tạo các khóa học về ICAEW CFAB, ICAEW ACA, Kiểm toán thực hành, Kiểm toán nội bộ, Tiếng anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Đọc hiểu Báo cáo tài chính


Cập nhật thông tin của học viện pgdngochoi.edu.vn tại:

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.