Cách Trốn Nghĩa Vụ Quân Sự 2019

(ĐCSVN) - Bạn đọc Lê Thanh An ở Thanh Hóa hỏi: Có trường hợp đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng đã rời khỏi địa phương để không phải tham gia khám tuyển. Xin hỏi theo quy định, hành vi trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý như thế nào?
*

Thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dựcủa tuổi trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. (Ảnh: QĐ)

Trả lời:

Hằng năm mùa tuyển quân thường được bắt đầu từ khoảng cuối tháng 11 năm trước đến tháng 02 năm sau. Trong khi nhiều nam thanh niên vui vẻ, tình nguyện lên đường nhập ngũ thì vẫn có một số người tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ bị dư luận xã hội lên án mà còn bị xử lý nghiêm khắc tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.

Bạn đang xem: Cách trốn nghĩa vụ quân sự 2019

Nội dung câu hỏi của bạn Lê Thanh An được quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu” và Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:

Các Điều 4, 5, 6, 7 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP nêu rõ:

Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;

c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;

d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Vào Bios Win 7 Đơn Giản, Hướng Dẫn Boot Vào Bios Win 7, 8 10

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó, theo Luật sư Nguyễn An Bình, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, một số hành vi vi phạm liên quan đến việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 332, Điều 333 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ

1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.