Cảnh Báo Nhiệt Độ Cao

Hiện tượng xe cảnh báo nhiệt độ thường xảy ra vào mùa hè. Khi nhiệt độ ngoài trời ở mức 38-40 độ C, nhiệt độ trong cabin xe có thể lên đến 80 độ. Nhiệt độ cao như vậy có thể làm bong tróc lớp sơn bên ngoài, hỏng hệ thống làm mát, ảnh hưởng đến phanh xe, v.v. Đây đều là những bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn khi lái xe, vì vậy khi xe cảnh báo nhiệt độ cao trên mức bình thường, hãy khắc phục hiện tượng này ngay lập tức. Bài phân tích hôm nay KATA sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về hệ thống làm mát và cách để xử lý khi xe báo nhiệt độ cao. Theo dõi ngay!
Đầu tiên ta cần tìm hiểu động cơ ô tô là gì?Trong các bộ phận, động cơ ô tô là bộ phận quan trọng nhất, quyết định đến sự ổn định của toàn bộ xe. Trên các xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong, bộ phận này đóng vai trò chuyển đổi năng lượng từ quá trình đốt cháy xăng/dầu thành năng lượng cơ học để xe chuyển động.

Bạn đang xem: Cảnh báo nhiệt độ cao


*
Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh sinh nhiệt rất lớn

Đây là hệ thống phức tạp gồm nhiều chi tiết: xy lanh, bugi, trục cam, trục khuỷu, hệ thống phân phối khí, hệ thống nạp nhiên liệu, bộ chia điện, hệ thống làm mát, hệ thống điện, hệ thống bôi trơn, v.v.Có nhiều người khi xe đã cảnh báo nhiệt độ cao nhưng vẫn tiếp tục di chuyển. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với người ngồi trong xe cũng như những phương tiện đang lưu thông xung quanh.Động cơ quá nóng sẽ dẫn đến chập điện và gây ra những sự cố cháy nổ nếu không được xử lý kịp thời. Còn trong trường hợp bạn có dừng lại để xử lý nhưng việc xử lý không đúng điều đó sẽ làm hỏng toàn bộ hệ thống động cơ.Hệ quả là bạn sẽ phải bỏ ra chi phí không nhỏ để tu sửa và bảo dưỡng lại xe hơi. Vì vậy nắm được những kiến thức cơ bản về việc xử lý và kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận liên quan là điều vô cùng cần thiết.
*
Động cơ quá nóng dễ gây cháy nổ

Có rất nhiều nguyên nhân mà xe báo nhiệt độ cao, trong đó, các nguyên nhân xe ô tô bị nóng máy phổ biến nhất bao gồm:

Xe sử dụng lâu ngày nên hệ thống nước làm mát bị cạn hoặc hệ thống đó đã gặp trục trặc.

Quạt tản nhiệt bị hỏng do hệ thống điện bị hư hỏng sau thời gian dài hoạt động hoặc do bị bám bụi bẩn/thiếu dầu mỡ.

Bộ cảm biến nhiệt độ trên xe bị hỏng.

Cài đặt thông số kỹ thuật sai: Việc điều chỉnh sai thông số kỹ thuật cũng làm cho động cơ hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng nóng máy.


Ví dụ : Xe chở quá tải trong quá trình lên dốc, vòi phun xăng bị tắc nghẽn, bộ điều phối bị hỏng, rò rỉ xăng,... làm cho xăng không được phân phối đúng tỉ lệ khiến động cơ nóng lên.
*
Xe chở quá tải là một trong những nguyên nhân khiến máy xe bị nóng

Dây curoa bị lỗi: dây quá căng hoặc quá chùng cũng làm cho động cơ nóng lên.

Thiếu hụt dầu động cơ: Nếu bạn không kiếm tra định kì tình trạng dầu nhớt của động cơ thì dầu dễ bị cạn và không bôi trơn được các bộ phận lúc vận hành. Khi đó động cơ cũng dễ dàng nóng lên do nhiệt sinh ra khi các chi tiết ma sát với nhau.


Khi đèn cảnh báo nhiệt độ máy xe ô tô cao xuất hiện, trước hết bạn hãy bình tĩnh di chuyển dần dần sang bên phải kết hợp với bật đèn khẩn cấp để đỗ xe vào lề đường. Sau khi vừa tắt máy, bạn không nên mở nắp bình nước làm mát ngay lập tức bởi lúc này nhiệt độ và áp suất bình nước tương đối cao, có thể gây nguy hiểm. Biện pháp xử lý đúng đắn nhất là là hãy chờ trong vòng khoảng 5 phút để cho nhiệt độ, áp suất của bình nước giảm xuống.

Xem thêm: Bảng Giá Đồng Hồ Michael Kors Nữ Hà Nội, Đồng Hồ Michael Kors Giá Tốt Tháng 11, 2021


*
Đèn cảnh báo nhiệt độ của động cơ cao

Khi động cơ nguội đi, nước làm mát trong bình thường nằm ở vị trí giữa mốc Full và Low. Nếu trường hợp nước làm mát ở dưới mức low thì cần phải thêm nước làm mát vào bình. Theo như nhà sản xuất thì nước làm mát thay đổi phụ thuộc vào khí hậu và quá trình vận hành. Nếu để trong xe một thời gian dài thì nó sẽ bị tắc nghẽn và phân hủy, điều này không tốt cho động cơ của xe.Sau đó, dùng găng tay hoặc khăn ấm để mở nắp bình nước làm mát động cơ. Tiếp tục đợi trong vòng 1-2 phút cho nhiệt độ trong bình giảm xuống và đổ nước làm mát vào bên trong bình. Sau khi bổ sung nước làm mát xong, bạn nên đợi cho động cơ xe mát hơn rồi mới tiếp tục di chuyển.Trong trường hợp không thể dừng lại ngay bạn cần mở toàn bộ cửa kính trên xe, tắt điều hòa và bật quạt tản nhiệt để hơi nóng thoát ra ngoài. Tìm kiếm nơi gần nhất có thể dừng xe và thực hiện các bước như trên.
*
Tắt bớt các hệ thống điện ô tô giúp giảm tải cho động cơ

Nếu đã thực hiện các bước trên nhưng vẫn không thể khắc phục hiện tượng này, bạn nên gọi cho đội cứu hộ hoặc trung tâm sửa chữa gần nhất để được hỗ trợ và tránh xe hư hỏng trầm trọng hơn.Nước làm mát đóng vai trò là cầu nối giữa phần thân của động cơ ra két nước làm mát. Vì vậy chất lượng của nước làm mát sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình làm mát, vì vậy việc kiểm tra thường xuyên định kỳ là điều cần thiết.Theo hãng xe thì bạn nên thay nước làm mát lần đầu vào lúc xe đi được khoảng 100.000 km và cứ 45.000 km tiếp theo thì thay một lần. Những con số này chỉ là con số ước tính, nó còn tùy thuộc vào hãng xe mà bạn đang sử dụng. Bạn nên liên hệ với hãng xe để có được con số chính xác để thay nước làm mát.

Nước làm mát có khá nhiều loại, các loại thường thấy trên thị trường đó chính là nước làm mát màu xanh và màu cam. Bạn không được trộn lẫn hai loại nước làm mát này với nhau. Bởi mỗi loại có một thành phần bên trong khác nhau, nếu bạn trộn lẫn hai loại này sẽ tạo ra những phản ứng kết tủa không tốt cho bộ phận này.

Chỉ sử dụng dung dịch nước làm mát theo chỉ dẫn, không nên sử dụng các chất phụ gia khác.

3.2. Các phương pháp kháckhắc phục xe hơi bị nóng máy


Để tránh xảy ra những trường hợp xe hơi bị nóng máy khi đi trên đường, bạn hãy thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc bảo dưỡng định kỳ xe của bạn tại hãng xe hoặc các Garage uy tín.

Kiểm tra hệ thống làm mát hàng tháng để kịp thời phát hiện sự thiếu hụt hay bụi bẩn bên trong.

Kiểm tra quạt làm mát, lau chùi vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.


Tránh để xe hoạt động quá tải nhiều lần, điều này sẽ làm hao mòn động cơ gây hư hỏng nhiều bộ phận, kiểm tra các ống dẫn xăng để điều phối động cơ chính xác.

Cần thay dầu và bộ lọc khi di chuyển được 10.000km điều này giúp xe hoạt động trơn tru và không làm nóng động cơ khi cạn dầu.


Việc xe báo nhiệt độ cao rất nguy hiểm trong quá trình vận hành, bình tĩnh xử lý đồng thời hiểu về nguyên lý làm mát của xe sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục được vấn đề này. Hy vọng rằng những kiến thức mà KATA mang lại sẽ bổ ích và giúp quý khách hiểu thêm về hiện tượng xe ô tô nóng máy. Hãy bỏ túi những kinh nghiệm hữu ích trên để mỗi lần đi chơi xa hoặc đến những nơi có ít người, bạn vẫn có thể tự xử lý sự cố khi không có trợ giúp bên cạnh. Chúc bạn luôn có những hành trình thú vị trên xế yêu của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.