Thánh gióng

Truyện cổ tích Thánh Gióng hay còn gọi truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương ca ngợi tinh thần lòng yêu nước và ý chí chiến đấu đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

Bạn đang xem: Thánh gióng


1 Truyện cổ tích Thánh Gióng phiên bản tiếng Việt

Ngày xửa ngày xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân tràn vào xâm chiếm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ tre, hung bạo và tàn ác vô cùng. Chúng đi đến đâu cũng chém giết, cướp bóc và đốt phá làng mạc. Hùng Vương lấy làm lo lắng, sai sứ giả đi khắp đất nơi để tìm người tài giỏi ra phò vua đánh giặc cứu nước.

Thuở ấy, ở Kẻ Đổng, thuộc bộ Vũ Ninh, có một người đàn bà đã lớn tuổi, trong một lần đi làm đồng bà nhìn thấy dấu chân rất to bèn đưa chân mình vào ướm thử. Từ đó tự nhiên bà thụ thai. Sau kỳ thai nghén, bà sinh ra được một cậu con trai, nhìn rất trông rất thông minh và kháu khỉnh. Bà đặt tên con là Gióng.

Nhưng lạ thay, cậu bé đã lên ba rồi mà chẳng biết nói, biết cười. Đặt đâu cũng chỉ nằm trơ trơ đấy khiến bà mẹ rất lo lắng.

Một hôm, người mẹ đang chơi với con thì nghe thấy tiếng loa của sứ giả:

Loa truyền, loa truyền

Làng Thượng, làng Hạ

Ai người gan dạ

Lãnh đạo ba quân

Đánh đuổi giặc Ân

Bình yên đất nước.

Loa loa loa loa…

Mẹ Gióng nhìn con, nói đùa:

- Con ơi, lớn nhanh lên còn đi đánh giặc giúp nước.

Tự nhiên, cậu bé Gióng bỗng ngồi dậy, bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Nhờ mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!



*

Sứ giả vào nhà, chỉ thấy một cậu bé, toan mắng mẹ Gióng rồi trở ra, thì bất ngờ Gióng nói:

- Phiền quan Sứ hãy mau mau về xin nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt và một nón sắt để ta đi đánh giặc.

Cũng như mẹ Gióng, sứ giả hết sức kinh ngạc khi thấy một cậu bé mới chỉ lên ba mà ăn nói dõng dạc như vậy. Cho là thần nhân giáng thế, liền phi ngựa suốt ngày đêm về triều trình báo.

Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo may chỉ mặc mấy hôm đã chật. Mẹ Gióng vét hết thóc gạo trong nhà, hái hết cà ngoài vườn muối cho Gióng ăn cũng không đủ. Hàng xóm xung quanh thấy vậy, liền góp gạo vào để cùng nuôi Gióng.

Trong khi ấy, nhà vua chọn những thợ rèn giỏi nhất, ngày đêm không nghỉ đúc ngựa, rèn roi, nón và áo giáp sắt cho Gióng. Chẳng bao lâu, mọi thứ đã hoàn thiện. Quân lính được lệnh hò nhau kéo ngựa sắt, khiêng roi, nón và áo giáp đến. Dân làng cũng bày một bữa tiệc gồm bảy nong cơm, ba nong cà muối tiễn Gióng ra trận. Gióng cảm ơn làng xóm, ngồi ăn loáng một cái đã hết.

Ăn xong, Gióng ra sân, vươn vai một cái, người hóa cao lớn lạ thường trước sự kinh ngạc của quân lính và hàng xóm.

Gióng mặc áo giáp, đội nón sắt, cầm roi sắt, rồi từ biệt mẹ già cùng hàng xóm, nhảy phốc lên ngựa. Ngựa sắt chồm lên phun lửa, hí một tiếng dài vang động đất trời. Người và ngựa lao vút như bay xông thẳng ra trận.

Chẳng cần nói gì, Gióng thúc ngựa xông vào giữa đám giặc.

Roi sắt vung lên như ánh chớp quất xuống đầu quân giặc, ngựa sắt phun lửa sáng rực góc trời thiêu đốt kẻ thù, chúng kêu gào tháo chạy, chết như ngả rạ.

Gióng thúc ngựa truy đuổi, cầm roi sắt quật vào đám giặc. Chẳng may roi bị gãy thế là Gióng tiện tay nhổ luôn những bụi tre bên đường làm vũ khí.

Giặc Ân thấy vậy càng thêm kinh hãi, mất hết cả nhuệ khí. Chúng giẫm đạp lên nhau tháo chạy, tìm đường trốn về phương Bắc.

Phá xong giặc, Gióng phi ngựa đến núi Sóc Sơn, ghìm cương, quay lại nhìn bốn phía quê hương đất nước. Xuống ngựa vái tạ mẹ già, rồi sau đó cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Thánh Gióng ở làng quê, phong cho ông làm Phù Đổng Thiên Vương.

Ngày nay chúng ta còn thấy vẫn còn những dấu tích cổ xưa Thánh Gióng để lại như dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre bị Gióng nhổ lên và ngựa phun lửa táp vào đã ngả sang màu vàng được gọi là tre đằng ngà.

Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh được nhân dân ta suy tôn là Tứ bất tử. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

2 Truyện cổ tích Thánh Gióng phiên bản tiếng Anh

Đọc truyện cổ tích Thánh Gióng phiên bản tiếng Anh không chỉ là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị mà đó còn là một phương pháp học tập từ vựng mới hiệu quả và dễ dàng tiếp thu. Ngoài “Thánh Gióng”, chúng ta còn có một kho tàng truyện cổ tích Việt Nam bằng tiếng Anh khác mà bạn đọc nên tìm hiểu để tích lũy cho mình vốn từ vựng cần thiết.

In the reign of Emperor Hung-Vuong the Sixth, Vietnam was a peaceful and prosperous country. The Red River was always crowded with boats. Paddy fields extended to the horizon. People were happy.

Xem thêm: " Quạt Điện Mini Cầm Tay " Giá Tốt Tháng 10, 2021, Quạt Cầm Tay Giá Tốt Tháng 10, 2021

(Vào thời đại của Vua Hùng thứ sáu, Việt Nam là một đất nước hòa bình và thịnh vượng. Sông Hồng luôn tấp nập thuyền qua lại. Những cánh đồng lúa mở rộng đến chân trời. Mọi người dân đều có một cuộc sống hạnh phúc.)

Then suddenly, from the North came the An invaders. On their war paths, they burned down cities, murdered innocent people and committed all kinds of cruel acts. They destroyed most of the country and made life miserable for the people.

(Bỗng nhiên, từ phương Bắc, giặc Ân tràn tới. Trên con đường xâm lược nước ta, chúng đốt cháy các thành phố, giết hại những người vô tội và thực hiện những hành vi độc ác. Chúng đã phá hủy hầu hết đất nước và làm cho cuộc sống của người dân trở nên khốn khổ.)

The army of the emperor could not stop the enemy. Emperor Hung-Vuong sent messengers everywhere, trying to find someone who could drive the An invaders out. Young men gathered around those messengers, and listened to the appeal of the emperor. But nobody seemed to be able to save the country.

(Quân đội của hoàng đế không thể ngăn chặn kẻ thù. Hoàng đế Hùng Vương gửi sứ giả đến khắp mọi nơi, cố gắng tìm một người có thể đánh đuổi quân xâm lược. Thanh niên tụ tập để nghe sứ giả truyền lệnh của hoàng đế. Nhưng không ai có thể cứu được đất nước.)

At the time, in the village of Phu-Dong, lived an old couple with their baby son. Their son was already three years old, and yet, he could neither sit up, nor could he say a word. His old parents were very unhappy.

(Vào thời điểm đó, tại làng Phù Đổng, có một cặp vợ chồng già sống với một người con trai. Con trai của họ đã được ba tuổi, nhưng chưa bao giờ ngồi dậy hay cất tiếng nói. Cha mẹ già của cậu rất đau khổ.)

One day, the emperor’s messenger came to the village. He started to read the appeal out loud. Giong, as the boy was named, sat up. He called out his parents and told them he wanted to talk to the messenger. Although the old father was greatly surprised at his son’s sudden ability to talk, he rushed out to ask the messenger to come inside.

(Một ngày nọ, sứ giả của hoàng đế đến làng và truyền lệnh của hoàng thượng. Gióng liền ngồi dậy. Cậu gọi cha mẹ và nói với họ rằng cậu muốn nói chuyện với sứ giả. Mặc dù người cha già đã rất ngạc nhiên khi con trai mình bỗng dưng biết nói, nhưng ông vẫn vội vã ra ngoài để yêu cầu sứ giả vào trong.)

Before the messenger could say anything, Giong asked the man to return to the capital and told the emperor that he needed an iron horse, an armor and an iron rod to fight the An invaders. The words from the little boy sounded so clear and so powerful that the messenger quickly obeyed and went back to the imperial court.

(Trước khi sứ giả có thể nói bất cứ điều gì, Gióng yêu cầu người đó quay lại kinh đô và nói với hoàng đế rằng cậu cần một con ngựa sắt, áo giáp sắt và một thanh sắt để chống lại quân xâm lược Ân. Những lời nói của cậu bé nghe rất rõ ràng và mạnh mẽ đến nỗi sứ giả nhanh chóng vâng lời và trở về triều đình.)

At the request of the messenger, the emperor ordered that all iron from the imperial warehouse be made available. He called in every blacksmith of the country to the capital. There, they worked day and night melting down the iron. Then they made a huge horse, a large armor and a long rod of iron.

(Theo yêu cầu của sứ giả, hoàng đế ra lệnh rằng tất cả sắt từ nhà kho hoàng gia sẽ được sử dụng và nhà vua đã kêu gọi mọi thợ rèn của đất nước đến kinh đô. Ở đó, họ làm việc ngày đêm để nung chảy những thanh sắt. Sau đó, họ làm một con ngựa khổng lồ, một bộ giáp lớn và một cây gậy sắt dài.)

During this time, at the village of Phu-Dong, Giong started to eat. He ate more and more each day and he grew up very fast. People in the village had to bring more rice to feed Giong who finished one large pot of rice after another. He finally grew up to be a giant.

(Trong lúc này, tại làng Phù Đổng, Gióng bắt đầu ăn. Cậu ăn nhiều hơn và nhiều hơn nữa mỗi ngày và lớn lên rất nhanh. Người dân trong làng phải mang thêm gạo để cho Gióng ăn xong một nồi cơm lớn. Cuối cùng, Gióng lớn lên thành một người khổng lồ.)

Then came the day when the imperial guards brought the iron horse, the armor and the rod to Phu-Dong. Giong stood up, stretched his arms and put on the armor. He seized the rod and quickly mounted the iron horse. Soldiers and young men from the village followed him to the front.

(Sau đó, đến ngày khi các vệ sĩ hoàng gia mang ngựa sắt, áo giáp và thanh đến Phù Đổng, Gióng đứng dậy, duỗi tay và mặc áo giáp. Cậu nắm lấy cây gậy và nhanh chóng ngồi lên con ngựa sắt. Những người lính và thanh niên từ làng đi theo cậu.)

Giong rode off on his horse. The iron horse roared like thunder and breathed fire from its nostrils Behind were soldiers carrying swords and lances vowing to fight the enemies.

(Gióng cưỡi ngựa. Con ngựa sắt gầm gừ như sấm sét và thở ra từ lỗ mũi. Phía sau là những người lính mang kiếm với quyết tâm chống lại quân xâm lược.)

When he saw the enemies, Giong sped forward, charging straight into the An invaders. The fire from the nostrils of the iron horse burned many enemy soldiers to death, Giong struck at the enemies with his iron rod. The enemy soldiers soon broke ranks and fled, leaving behind their dead and wounded.

(Khi nhìn thấy kẻ thù, Gióng lao về phía trước, lao thẳng vào quân xâm lược Ân. Ngọn lửa từ lỗ mũi của con ngựa sắt đốt cháy nhiều binh lính địch đến chết, Gióng đánh vào kẻ thù bằng cây gậy sắt của mình. Quân lính địch nhanh chóng phá vỡ hàng ngũ và chạy trốn, để lại vô vàn người chết và bị thương.)

The enemies were reinforced with their best generals. Giong again rode into the battle and killed most of the An generals. As a result, the iron rod in his hand broke and became useless.

(Quân xâm lược được hỗ trợ bởi các tướng lĩnh tốt nhất. Gióng một lần nữa đi vào trận chiến và giết chết hầu hết các tướng Ân. Kết quả là, thanh sắt trong tay cậu vỡ ra và trở nên vô tác dụng.)

Giong pulled scores of bamboo trees from a nearby forest and used them to fight the enemies. Then the trees broke, he pulled up others along the way. The last enemy general was killed with those bamboo trees. The invaders were defeated.

(Gióng liền lấy những cây tre trong làng làm vũ khí chống lại kẻ thù. Tướng quân của địch cuối cùng bị giết bởi những cây tre đó. Những kẻ xâm lược đã bị đánh bại.)

Giong ordered his soldiers to return to the capital to bring the victorious news to the emperor. Then Giong rode his iron horse up the Soc Son mountain where he removed his armor and disappeared. People believed he went up to heaven.

(Gióng ra lệnh cho binh lính của mình trở về kinh đô để mang tin tức chiến thắng cho hoàng đế. Sau đó Gióng cưỡi ngựa sắt của mình lên núi Sóc Sơn, cậu trút bỏ áo giáp của mình và biến mất. Mọi người đều nghĩ rằng cậu đã về trời.)

Emperor Hung-Vuong thought it was God who had sent Giong down to save the country. He gave orders that a temple be built in memory of Giong. He also awarded Giong the title of Heavenly King of Phu-Dong. A temple can still be found not far from the place where he ascended to heaven, and every year there is a festival to honor Giong.

(Hoàng đế Hùng Vương nghĩ rằng đó là Đức Chúa Trời đã sai Gióng xuống để cứu nước. Ngài ra lệnh cho một ngôi đền được xây dựng để tưởng nhớ Gióng. Ngài cũng trao tặng Gióng danh hiệu Vua Thiên Thượng của Phù Đổng. Ngôi đền được đặt ngay tại nơi Gióng đã ra đi, và hàng năm có một lễ hội để tôn vinh Gióng.)

3 Tóm tắt truyện Thánh gióng

Theo dân gian kể lại đời vua Hùng thứ 6 có cặp vợ chồng nghèo tuy đã lớn tuổi, ăn ở phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có con. Khi ra đồng thấy vết chân lạ, bà vợ ướm thử thì về bỗng nhiên thụ thai, kì lạ thay đến 12 tháng cậu bé mới ra đời. Rất vui mừng hai vợ chồng đặt tên là Gióng, không như các đứa trẻ cùng lứa đến 3 tuổi mà Gióng không nói không cười.

Đời vua Hùng thứ 6, giặc ngoại xâm đang xâm chiếm bờ cõi, trước tình hình nguy cấp, nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi trong nước để đánh đuổi giặc ngoại xâm.Khi nghe sứ giả rao, Gióng xin được đánh giặc và yêu cầu nhà vua phải trang bị vũ khí để đánh giặc.

Nhà vua rất mừng rỡ và sai người gấp rút làm ngay vũ khí để Gióng đánh giặc. Về phần mình từ khi gặp sứ giả Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ. Sứ giả mang vũ khí đến Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt giết giặc. Trận chiến ác liệt, roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường dùng làm vũ khí để giết sạch kẻ địch. Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, phi về trời.

Để ghi nhớ công lao đánh giặc của Gióng, người dân lập đền thờ và tổ chức lễ hội hàng năm.

4 Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng

Thánh Gióng được coi như vị anh hùng giúp đánh giặc ngoại xâm trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra từ gia đình nghèo và được mẹ cùng nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.

Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

Truyền thuyết Thánh Gióng tuy mang tính ly kỳ hoang đường nhưng qua đó thể hiện sự đoàn kết của nhân dân khi có kẻ thù xâm lược và lòng yêu nước tinh thần quật khởi sẵn sàng chiến đấu chiến thắng mọi kẻ thù. Đồng thời nhân dân cũng mong muốn một hình tượng lý tưởng để chống lại kẻ thù mạnh gấp nhiều lần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.