Đặc Trưng Của Việt Nam

*
Giới thiệuNghiên cứu lý luậnĐào tạo - Bồi dưỡngThực tiễnNhân vật - Sự kiệnDiễn đànQuốc tếTin tức Từ điển mở


Trang chủBài nổi bậtNhững đặc trưng của văn hóa Việt Nam

(LLCT) - Văn hóa, đặc trưng của văn hóa không phải là phạm trù bất biến, mà luôn vận động, phát triển cùng với sự biến đổi của điều kiện tự nhiên và sự phát triển của xã hội loài người. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa cùng với sự tác động và nảy sinh của các yếu tố bên ngoài và nội tại xã hội Việt Nam, sự xung đột về hệ giá trị giữa văn hóa nông nghiệp - nông thôn truyền thống với văn hóa công nghiệp - đô thị hiện đại vẫn tiếp diễn. Những giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai nhằm gìn giữ và phát triển 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.

Bạn đang xem: Đặc trưng của việt nam


*

1. Đặc trưng của văn hóa

Văn hóa luôn mang hai hàm nghĩa tĩnh và động. Xét từ góc độ tĩnh, thuộc tính bản chất nhất của văn hóa là tính “nội nguyên”(1), tức chỉ nguyên nhân nội tại, những phát sinh trong nội bộ văn hóa. Ngoài ra, văn hóa còn có tính giáo dục, thuộc tính căn bản và nổi bật, có chức năng làm cho sự phát triển của kinh tế và văn hóa có mối quan hệ nội tại tự nhiên và sâu sắc.

Ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, văn hóa được xem là “văn tự và giáo hóa”. Ở phương Tây, từ “văn hóa”(Culture) bắt nguồn từ tiếng Latinh, nghĩa gốc là trồng trọt, nuôi dưỡng, luyện tập, khai khẩn, khai phát. Vì thế, ở phương Đông hay phương Tây, văn hóa đều biểu trưng cho hoạt động của loài người và đều coi trọng nghĩa từ nguyên của văn hóa là mang tính giáo dục. Tính giáo dục của văn hóa được thể hiện chủ yếu thông qua sự kế thừa và truyền bá. Văn hóa là sự ngưng tụ tri thức và kỹ năng của loài người, truyền bá, kế thừa, học tập lẫn nhau từ đời này qua đời khác.

Xét từ góc độ động, thuộc tính bản chất và công năng của văn hóa thể hiện trước hết là ở tính thực tiễn của văn hóa. Trong tác phẩm Phê phán kinh tế chính trị học, C.Mác viết: “Giới tự nhiên không thể sáng tạo ra bất kỳ máy móc, đầu máy, điện thoại, máy dệt tự động v.v.. Tất cả những cái đó đều là sản vật do nền công nghiệp của loài người sáng tạo ra. Sự thay đổi vật chất của tự nhiên là do ý chí của loài người chế ngự tự nhiên hoặc bộ máy hoạt động của loài người điều khiển giới tự nhiên. Tất cả những điều đó đều do trí tuệ và bàn tay con người sáng tạo nên và nó đều là trí lực của vật hóa”(2). Chỗ sâu sắc nhất trong quan điểm văn hóa của C.Mác thể hiện trong việc tác giả đã khảo sát thuộc tính bản chất và công năng của văn hóa từ hoạt động thực tiễn của con người hiện thực. Trong nhiều tác phẩm về triết học, kinh tế học của C.Mác, chúng ta được biết rằng, những người tham gia vào lĩnh vực hoạt động văn hóa và sáng tạo văn hóa không phải là những con người trừu tượng mà là những con người lịch sử, những con người hiện thực, con người cụ thể, con người thực tiễn, con người xã hội. Tính thực tiễn của văn hóa chính là “nhân hóa”. Con người là tác giả sáng tạo văn hóa, là chủ thể của quá trình hoạt động lịch sử văn hóa.

C.Mác chỉ rõ, mọi hoạt động văn hóa của loài người trước hết thuộc về lao động vật chất cảm tính, tôn giáo, gia đình, nhà nước, luật pháp, đạo đức, khoa học, nghệ thuật v.v.. đều là phương thức đặc thù của sản xuất, hơn nữa, còn thực sự chi phối quy luật phổ biến của sản xuất. Như vậy, lao động, thực tiễn v.v.. những hoạt động tự giác có ý thức, có mục đích của loài người đã xác nhận rõ “sự tồn tại loài” của con người, đó chính là nguồn gốc bản chất chân thực của con người và là nguồn gốc bản chất của văn hóa. Lao động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn của loài người. Trong quá trình đó, con người phải dựa vào tự nhiên, chịu sự chế ước của hoàn cảnh tự nhiên, mặt khác, không ngừng chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo tự nhiên vì mục đích, yêu cầu của chính loài người. Yếu tố tích cực - sức sản xuất xã hội - trong hoạt động thực tiễn của sản xuất vật chất không những là sáng tạo tự nhiên của con người (tức thế giới vật chất mà con người yêu cầu), mà còn tạo nên tính đa dạng, phong phú của chính con người, thể hiện trong mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội. Ý nghĩa và giá trị chân chính của sản phẩm lao động không những chỉ đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại của con người để giữ mối liên hệ với việc tái sản xuất của chính con người, mà còn thể hiện những sáng tạo thiên bẩm, sự thông minh tài trí, sức mạnh, dũng khí, tình yêu, cảm hứng, kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức, sự giao lưu của tinh thần, những niềm vui và mỹ cảm mà con người từng phát huy, từng sáng tạo, từng đạt được trong quá trình sản xuất. Do đó, hoạt động thực tiễn căn bản nhất của lao động loài người bao gồm cả những hoạt động sáng tạo văn hóa: sáng tạo tự nhiên - xã hội - con người, những sáng tạo tinh hoa của văn minh tinh thần nhân loại như nghệ thuật, tôn giáo, triết học v.v.. Văn hóa vốn có bản chất thực tiễn, nó quyết định công năng lịch sử xã hội một cách cơ bản nhất, nó tham dự năng động, tự giác, sáng tạo và ảnh hưởng đến công năng bản chất của hoạt động kinh tế. Thuộc tính kinh tế và công năng của văn hóa là sự thể hiện tập trung nhất tính thực tiễn của văn hóa.

Hoạt động lịch sử của xã hội loài người phù hợp với bản chất thực tiễn của văn hóa, làm cho nó có được những tính chất và công năng của lực lượng sản xuất. Bởi vậy, văn hóa có tác dụng trực tiếp đến giới tự nhiên và việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

Với bản chất thực tiễn và công năng đối với hoạt động kinh tế, văn hóa là một lực lượng sản xuất, thể hiện ở những điểm sau:

Một là, văn hóa là một loại sức sản xuất đặc thù. Tính đặc thù của nó thể hiện ở chỗ, văn hóa ảnh hưởng và chế ước các hoạt động kinh tế một cách tích cực, năng động bằng các hiệu năng tổng hợp các quan niệm, hành vi, và trên một mức độ nhất định, đã trở thành lực lượng cấu thành nội tại của hoạt động kinh tế.

Lao động sản xuất của loài người gồm hai dạng lớn: lao động vật chất và lao động tinh thần. Lao động tinh thần là một trong những hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất của loài người. Thực tiễn lao động sản xuất của loài người là những hoạt động có ý thức, có mục đích, tức là sự thống nhất giữa lao động chân tay và lao động trí tuệ. Mọi hoạt động sản xuất của con người là những hành vi được tiến hành dưới sự chi phối của tư tưởng, ý thức, quan niệm trên cơ sở những điều kiện khoa học và kỹ thuật nhất định. Và tất cả những điều trên không thể tách rời cơ sở văn hóa và bối cảnh văn hóa nhất định. Với tư cách là một mô thức đã định của quan niệm và hành vi, văn hóa thẩm thấu và phát huy tác dụng của nó một cách sâu sắc xuyên suốt toàn bộ quá trình lao động vật chất và lao động tinh thần của con người.

Hai là, văn hóa và sức sản xuất có mối quan hệ biện chứng. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, sức sản xuất cùng một lúc giải quyết được sự biến đổi vật chất giữa con người và mang hình thái vật hóa thâm nhập sâu vào quá trình biến đổi của tinh thần con người, bao trùm là hệ thống quan niệm, giá trị và các dạng thức, hành vi của văn hóa, thúc đẩy văn hóa phát triển, mở rộng. Vì thế, văn hóa và sức sản xuất trong toàn bộ thực tiễn xã hội chủ yếu là trong hoạt động kinh tế, chúng luôn thẩm thấu, thúc đẩy lẫn nhau và luôn đạt được sự thống nhất nội tại. Xét từ quan điểm sức sản xuất lớn thì văn hóa là sức sản xuất. Xét từ quan điểm đại văn hóa thì sức sản xuất cũng là văn hóa.

Từ những luận giải trên, các nhà nghiên cứu về văn hóa trong và ngoài nước đã đúc kết thành nhiều đặc trưng của văn hóa, trong đó nổi bật bốn đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, tính hệ thống. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn hóa vật chất, xã hội và tinh thần của cộng đồng người. Từ những thành tố căn bản này đã nảy sinh và bao gồm những tập hợp nhỏ nhiều tầng bậc khác nhau tạo thành một tổng thể phức tạp, phong phú.

Thứ hai, tính giá trị. Văn hóa bao gồm các giá trị (giá trị vật chất và giá trị tinh thần) trở thành thước đo về mức độ nhân bản của xã hội và con người. Trong lịch sử phát triển của nhân loại có giá trị của văn hóa để tồn tại và có giá trị của văn hóa để phát triển.

Thứ ba, tính lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ, là những thành tựu do cộng đồng người trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên - xã hội sáng tạo và luôn hướng tới sự hoàn thiện để đạt đến tính giá trị.

Thứ tư, tính nhân sinh. Văn hóa là hiện tượng thuộc về xã hội loài người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, là những giá trị do một cộng đồng người sáng tạo ra, thuộc về con người, ở trong con người và mang dấu ấn người. Điều đó cho thấy, con người vừa là chủ thể của văn hóa, đồng thời là khách thể của văn hóa, lại vừa là sản phẩm văn hóa.

2. Điều kiện hình thành và những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam

Văn hóa vốn là một hoạt động thuộc thế giới người nói chung và cũng là đặc trưng của mỗi cộng đồng người nói riêng. Nó là điều kiện sinh tồn của mỗi một con người, đồng thời cũng là thành tựu của từng tộc người và là cái để phân biệt giữa cộng đồng người này với cộng đồng người khác, là tấm “chứng minh thư” để xác định cá tính của từng dân tộc trong cộng đồng nhân loại, là “tấm giấy thông hành” giúp các quốc gia dân tộc cùng ngồi đàm phán, là thông điệp đưa các dân tộc xích lại gần nhau, là cơ sở, là nền tảng, là trụ cột, là sức mạnh quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

Văn hóa với tiềm lực, sức sống và thực lực độc đáo của mình, biểu hiện và tỏ rõ sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Cội nguồn của những đặc điểm, đặc trưng văn hóa dân tộc cố nhiên phải tìm trong những điều kiện lịch sử của dân tộc. Nhưng trước đó, và trong suốt quá trình lịch sử, những điều kiện địa lý có ảnh hưởng đến phương thức canh tác, hình thái kinh tế - xã hội - chính trị. Văn hóa là sự trả lời, sự ứng phó của cộng đồng cư dân trước những thành thức của điều kiện địa lý - khí hậu và xã hội - lịch sử. Bởi vậy, khi bàn đến nét riêng biệt - cái đặc trưng của văn hóa Việt Nam, phải tìm đến cội nguồn của nó từ thời đại đá mới, thời đại phát sinh nông nghiệp và làng xóm, phải chú ý đến những điều kiện nền tảng địa lý và môi trường thiên nhiên đã sản sinh nên những đặc trưng, đặc điểm văn hóa ấy. Xét về mặt thiên nhiên, văn hóa Việt Nam khởi thủy cùng chung trong khu vực Đông Nam Á. Khởi thủy, không gian địa lý tự nhiên Đông Nam Á bao gồm khu vực sông Trường Giang kéo dài về phương Nam, khu vực phía Nam dải Tần Lãnh và khu vực Atxam hiện tại. Môi trường thiên nhiên ở đây nảy sinh và phát triển văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Xem thêm: Tiểu Thư Lạnh Lùng Full - Đọc Truyện Cô Tiểu Thư Lạnh Lùng

Về mặt nhân chủng, đến giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, về cơ bản, vùng Bách Việt (Việt - Mường) là vùng phi Hoa, phi Ấn. Khi Trung Quốc bành trướng xuống lưu vực sông Trường Giang, Việt Nam và Trung Quốc có sự khác nhau căn bản: Việt Nam là vùng châu Á gió mùa, Trung Quốc là vùng châu Á đại lục, Việt Nam là vùng nông nghiệp lúa nước, Trung Quốc là vùng nông nghiệp khô ( trồng kê, cao lương, lúa mạch) và vùng Bách Việt co lại dần, chỉ còn lại Việt Nam - đại biểu duy nhất còn sót lại của phức hợp Bách Việt ngày xưa, tồn tại vừa với tính chất Dân tộc - Nhà nước (Nation- Etat), vừa với tính chất Dân tộc - Nhân dân (Nation - People). Từ đó xuất hiện trên thực tiễn những cái bất dị giữa Việt Nam và Trung Quốc(3).

Việt Nam - Đông Nam Á là vùng thiên nhiên phong phú, thống nhất nhưng đa dạng, do đó, văn hóa bản địa phong phú, đa dạng trong sự thống nhất. Trào lưu lịch sử cùng với việc tiếp thu các nhân tố ngoại sinh từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, những nền văn hóa của vùng càng đa dạng và càng có xu hướng phủ mờ cái gốc - văn hóa bản thể, văn hóa nội sinh trong vùng.

Do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử hình thành quốc gia dân tộc, văn hóa Việt Nam sớm có xu thế giao lưu, hội nhập, tiếp biến, nhờ thế Việt Nam có nền văn hóa đa ngôn ngữ, giàu bản sắc. Nền văn minh Đại Việt được xếp là một trong 34 nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Nhiều học giả thống nhất rằng, bản sắc văn hóa Việt Nam được tạo ra ở vùng lúa nước sông Hồng cách đây hơn 4 nghìn năm, được tôi luyện và khẳng định trong 2 nghìn năm chống và đối thoại với Trung Quốc đã đủ tầm cỡ để tiếp biến văn hóa thành công. Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 400 năm tiếp biến văn hóa Việt Nam với phương Tây dưới nhiều hình thức, vừa có cưỡng bức, vừa có đối thoại văn hóa, có thời điểm vừa chống lại, vừa tiếp thu, nhưng văn hóa Việt Nam vẫn vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa hiện đại hóa.

Văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng phổ biển của văn hóa nói chung và có những đặc trưng riêng biệt, đặc thù. Những đặc trưng cơ bản riêng biệt này được hình thành, đúc kết, bảo lưu, phát triển từ điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhiều học giả, nhà nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học, Văn hóa học, Văn hóa Việt Nam đã có nhiều ý kiến đa chiều về đặc trưng văn hóa Việt Nam, tạo nên bức tranh phong phú, nhiều màu sắc, đôi khi là tương phản, nhưng tổng hợp lại, văn hóa Việt Nam có những nét chung tương đối khái quát, thể hiện ở 5 đặc trưng sau:

Một là, tính cộng đồng làng xã, thể hiện rõ ở 6 phẩm chất: Tính đoàn kết, giúp đỡ; Tính tập thể thương người; Tính dân chủ, làng xã; Tính trọng thể diện; Tình yêu quê hương, làng xóm; Lòng biết ơn. Bên cạnh những phẩm chất tốt, tính cộng đồng làng xã cũng để lại nhiều tật xấu trong văn hóa: Thói dựa dẫm; Thói cào bằng, chụp mũ; Bệnh sĩ diện, háo danh; Bệnh thành tích; Bệnh phong trào; Bệnh hình thức v.v..

Hai là, tính trọng âm.Bảy phẩm chất tốt được biểu hiện trong tính trọng âm là: Tính ưa ổn định; Tính hiền hòa, bao dung; Tính trọng tình, đa cảm; Thiên hướng thơ ca; Sức chịu đựng, nhẫn nhịn; Lòng hiếu khách. Bên cạnh đó, tính trọng âm cũng là mảnh đất hình thành những bệnh xấu như: Bệnh thụ động, khép kín; Bệnh lề mề, chậm chạp; Bệnh tủn mủn, thiếu tầm nhìn; Bệnh sùng ngoại v.v..

Ba là, tính ưa hài hòa, thể hiện ở bốn phẩm chất: Tính mực thước; Tính ung dung; Tính vui vẻ, lạc quan; Tính thực tế. Tuy nhiên, tính ưa hài hòa cũng gây mặt hạn chế, như: Bệnh đại khái, xuề xòa; Bệnh dĩ hòa vi quý; Bệnh trung bình chủ nghĩa; Bệnh nước đôi, thiếu quyết đoán...

Bốn là, tính kết hợp, thể hiện ở hai khả năng: Khả năng bao quát tốt; Khả năng quan hệ tốt. Mặt trái của tính kết hợp này cũng tạo ra những hậu quả xấu như: Thói hời hợt, thiếu sâu sắc; Bệnh sống bằng quan hệ…

Năm là, tính linh hoạt. Biểu hiện của tính linh hoạt được thể hiện ở 2 phẩm chất tốt: Khả năng thích nghi cao; Tính sáng tạo. Tính linh hoạt nhiều khi cũng dẫn đến hậu quả xấu như: Thói tùy tiện, cẩu thả; Bệnh thiếu ý thức pháp luật…

Tổng hợp 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam ta thấy phẩm chất, giá trị cốt lõi tốt nhất là lòng yêu nước; tinh thần dân tộc; lòng nhân ái, thương người; tính cộng đồng làng xã; tính tinh tế.

Đặc trưng 1: Tính cộng đồng làng xã nên chuyển thành Tính cộng đồng xã hội.

Đặc trưng 2: Tính trọng âm và Đặc trưng 3: Tính ưa hài hòa nên chuyển thành Tính hài hòa thiên về dương tính.

Đặc trưng 4: Tính kết hợp nên chuyển thành Tác phong công nghiệp.

Đặc trưng 5: Tính linh hoạt nên chuyển thành Tính linh hoạt trong nguyên tắc(4).

Hiện tại và tương lai sẽ còn nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Những đề xuất của họ sẽ được thực tiễn cuộc sống kiểm nghiệm, lựa chọn nhằm phục vụ mục đích cao cả là xây dựng nền Văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

__________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2015

(1) Nội nguyên (Endogenesis) là khái niệm trong sinh vật học, vốn chỉ sự hình thành bên trong cơ thể tế bào sinh vật. Chúng tôi dùng khái niệm này để chỉ sự hình thành và vận động bên trong của văn hóa, nền văn hóa.

(2) C.Mác: Phê phán kinh tế chính trị học, t.3 (1857-1859), Nxb Nhân dân, 1963, tr.358.

(4) Xem Trần Ngọc Thêm (chủ biên): Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr.56-77.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.