Giờ cao su là gì

Tôi đang theo học một khoá bồi dưỡng kéo dài 7 ngày. Nội quy đề ra: Buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30, thế nhưng dù sáng hay chiều thì cũng phải sau giờ quy định đến 30 phút các học viên mới đến đông đủ. Không chỉ học viên đến muộn, giảng viên cũng đến không đúng giờ. Tình trạng “giờ cao su” này khiến lớp học lộn xộn và gây khó chịu, lãng phí thời gian của mọi người.

Bạn đang xem: Giờ cao su là gì

*
Ảnh minh hoạ

Tình trạng “giờ cao su” như ở lớp học này không phải chuyện hiếm gặp. Vì tính chất công việc, tôi hay tham dự các cuộc họp, cũng thường gặp một số vị lãnh đạo có thói quen “giờ cao su”. Trong nhiều cuộc họp, các thành phần được mời đã đến đủ cả, thì phải năm, bảy phút sau, vị lãnh đạo mới đến. Có lẽ là do quá bận, phải giải quyết nhiều việc, hay vì tâm lý “không muốn phải chờ đợi người khác”? Dù là lý do gì đi nữa thì việc chậm trễ, đến muộn cũng khiến vị lãnh đạo “mất điểm” trong mắt mọi người.

Khi còn là sinh viên, tôi được học một vị giáo sư rất đúng giờ. Ngay buổi đầu lên lớp, thầy đã nói: “Tôi có thể cho các bạn nghỉ sớm 5 phút, 10 phút nhưng tôi không cho phép ai đến muộn trong giờ của tôi. Nếu đến muộn, tốt nhất các bạn nên nghỉ buổi học đó. Ngược lại, nếu tôi đến muộn, các bạn có thể tự ý ra về”. Trong tất cả các tiết học sau đó, chưa lần nào tôi thấy thầy đến muộn, dù chỉ là nửa phút. Đặc biệt, giờ học của thầy thu hút rất đông sinh viên mà gần như không có người nào đến muộn.

Xem thêm: Huy Hiệu Chiến Thắng Lol - Huy Hiệu Chiến Thắng Sẽ Nằm Trong

“Giờ cao su” nghĩa đen chỉ sự co giãn (cho phép) về mặt thời gian, thì nay dùng phổ biến để nói về sự chậm chạp, trễ hẹn... Căn bệnh “giờ cao su” giờ đã lan rộng, rất nhiều người mắc phải, nhất là giới trẻ. Người đến muộn viện ra vô vàn lý do: Quên chìa khoá, xe hết xăng, tắc đường, ngủ quên…, thậm chí hết sức vô lý: Đằng nào mọi người cũng đến muộn, nên mình cũng đến muộn để đỡ phải chờ đợi. Vì thế, trong các hoạt động như: Họp hành, hội nghị, ngoại khoá hay đám hỏi, đám cưới, tình trạng đến muộn, “giờ cao su” ngày càng thường xuyên hơn. Điều này không chỉ khiến các hoạt động diễn ra không đúng kế hoạch mà còn ảnh hưởng đến những người có ý thức, đến đúng giờ.

Đúng hẹn, đúng giờ không chỉ thể hiện một phong cách làm việc nghiêm túc, khoa học mà còn cho thấy phần nào “phông” văn hoá của mỗi người. Vậy nhưng, nhiều người lại không hiểu được điều này, nên cứ vô tư “giờ cao su”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.