Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 Cập Nhật Mới Nhất 2022

Gia đình được xem là tế bào của xã hội. Trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, gia đình có tốt thì xã hội mới phát triển, đất nước mới phồn vinh. Gia đình hạnh phúc cũng là mong muốn của tất cả mọi người. Thế nhưng, làm sao để có một gia đình hạnh phúc không phải điều dễ dàng. Với bài viết này, Luật Quang Huy chúng tôi chia sẻ đến bạn các vấn đề hạnh phúc gia đình để giúp mọi người giải đáp phần nào thắc mắc của mình.

Bạn đang xem: Luật hôn nhân và gia đình 2014 cập nhật mới nhất 2022


*

Gia đình là gì?

Theo quy định Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Có thể thấy, gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục. Gia đình Việt Nam có lịch sử hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.

Gia đình có 2 chức năng cơ bản sau:

Tạo ra một thế hệ mới bao gồm cả việc sinh đẻ và giáo dục đào tạo: Chức năng sinh sản là tạo ra con người mới về mặt sinh học (cha kết hôn với mẹ để cùng sinh ra con cái). Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình, bởi nó tạo ra nòi giống tương lai cho đất nước, đảm bảo cho loài người không bị tuyệt chủng và đất nước không bị suy vong do lão hóa dân số. Chức năng giáo dục của gia đình là cha mẹ, ông bà giáo dục con cháu mình, qua đó góp phần duy trì truyền thống văn hóa, đạo đức của xã hội.Nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình: gia đình thỏa mãn những nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm của các thành viên và phát triển kinh tế xã hội.

Hai chức năng cơ bản này chi phối toàn bộ các chức năng khác của gia đình như: chức năng kinh tế; chức năng giao tiếp tinh thần; chức năng giáo dục bảo trợ; chức năng đại diện;…



Thế nào là gia đình hạnh phúc?

Bất cứ ai cũng mong muốn có một gia đình hạnh phúc cho riêng mình. Quan niệm hạnh phúc của mỗi cá nhân và lớn hơn là mỗi gia đình đều khác nhau? Nhiều người có thể cho rằng chỉ cần nhiều tiền bạc là đã hạnh phúc, nhiều người lại nghĩ có sức khỏe là sẽ hạnh phúc.Vậy thế nào là gia đình hạnh phúc?

Một gia đình hạnh phúc là một gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần, làm cho mỗi thành viên trong gia đình đó cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và thoải mái tự do phát triển năng lực cá nhân. Đời sống tinh thần lành mạnh đi đôi với đời sống vật chất và điều kiện kinh tế được đảm bảo. Đó được xem như bản chất cấu thành nên một gia đình hạnh phúc trong đời sống xã hội ngày nay.

Gia đình hạnh phúc cần những yếu tố gì? Nền tảng cho một gia đình hạnh phúc là gì? Một số yếu tố cơ bản nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc chúng ta có thể tham khảo như sau:

Vợ chồng yêu thương nhau

Tình yêu thương là nền tảng cơ bản nhất để cho mọi thành viên trong gia đình biết mình vẫn có chỗ dựa vững chắc sau mọi khó khăn, việc mình làm và muốn làm sẽ được ủng hộ, những khó khăn mình trải qua sẽ có người san sẻ.

Trong đời sống hôn nhân, chồng và vợ giống như đất và hoa. Nếu mối quan hệ vợ chồng không hòa thuận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mối quan hệ trong nhà. Vợ chồng bất đồng thì mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, cha mẹ – con cái đều sẽ bị xấu đi.

Nếu giữa vợ chồng không có tình yêu thật sự, cả gia đình sẽ thiếu thốn tình yêu thương. Vợ chồng yêu thương nhau là sức đề kháng mạnh nhất của một gia đình, là sự giáo dục cơ bản nhất và tốt nhất dành cho con cái. Tình yêu thương to lớn nhất của một người cha dành cho con cái chính là yêu thương mẹ của chúng. Tình yêu thương lớn nhất mà một người mẹ dành cho con mình chính là sự ngưỡng mộ và đánh giá cao người cha. Con cái là do tế bào của cha mẹ kết hợp với nhau tạo thành. Một nửa của đứa trẻ đến từ người cha, nửa còn lại đến từ mẹ, vì vậy trong tiềm thức của mỗi đứa trẻ đều hy vọng cha mẹ mình hòa thuận, yêu thương nhau.

Xem thêm: Trò Chơi Game Chú Khỉ Buồn 159, Game Chu Khi Buon 57

Tin tưởng lẫn nhau

Giữa các thành viên trong gia đình cần tin tưởng lẫn nhau, rất nhiều gia đình đang êm ấm nhưng lại bị tan vỡ do sự hoài nghi. Vì vậy, hãy giữ lòng tin với người thân, tránh hoài nghi vô cớ, đừng để sự nghi ngờ hủy hoại hạnh phúc gia đình. Gia đình là nơi không cần phải đề phòng, có thể thoải mái thư giãn, trò chuyện vui vẻ cùng nhau, đối xử chân thành, bất cứ lúc nào cũng cảm thấy được tin tưởng giữa các thành viên trong nhà. Niềm tin cũng là tiền đề để giáo dục con trẻ. Nếu cha mẹ và con cái thiếu đi sự tin tưởng nhau, các con không nhận được sự giáo dục của cha mẹ thì tương lai sẽ khó có thể phát triển toàn diện.

Có không gian độc lập

Giữa vợ và chồng cần có sự quan tâm, chăm sóc và hy sinh – đây là hạnh phúc đơn sơ nhưng rất quan trọng. Nếu một người hạn chế người kia quá nhiều, quan tâm quá mức thì sẽ khiến họ cảm thấy không có tự do. Thay đổi bản thân để thỏa mãn ý muốn của đối phương, mất đi sự độc lập để gìn giữ tình cảm, điều này nhiều khi sẽ gây phản tác dụng.

Thật ra có không gian độc lập sẽ giúp các mối quan hệ tình cảm được ổn định. Có những bậc phụ huynh thường quên mất điều này, quá mức quan tâm yêu thương con cái khiến những đứa con cảm thấy “ngạt thở”.

Chia sẻ

Chia sẻ về mọi mặt không chỉ đơn thuần là chia sẻ vật chất. Một gia đình là tổng hòa của 2 cá nhân trở lên, để gia đình được vững bền thì cần sự cho đi và nhận lại của nhiều phía, mọi thành viên đều phải tự vun đắp thì nền tảng gia đình mới bền lâu để trải qua những thời gian khó khăn và vất vả được.

Tôn trọng lẫn nhau

Trước khi là một gia đình thì ai cũng có cuộc sống cá nhân của bản thân, có sở thích, ước mơ và mong muốn riêng của mỗi người. Là một gia đình chắc chắn sẽ không tránh khỏi những quan điểm trái chiều trong quá trình sống. Do đó, mọi người nên biết tôn trọng suy nghĩ, mong muốn của mỗi người để hạn chế những tranh cãi và xung đột trong mỗi gia đình.

Dành thời gian cho nhau

Mỗi cá nhân sẽ có khoảng thời gian riêng để đi học, đi làm, sinh hoạt cá nhân,… Tuy nhiên thì để có một gia đình hạnh phúc bạn cũng cần phải dành thời gian cho gia đình dù ít, dù nhiều. Nhiều người cho rằng bữa cơm buổi tối cùng gia đình là thời gian quan trọng nhất trong ngày, là thời điểm mọi thành viên cùng ngồi xuống và chia sẻ với nhau về một ngày dài hoạt động, thời gian sinh hoạt chung này sẽ giúp mọi thành viên hiểu nhau hơn và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Làm tròn nghĩa vụ, bổn phận

Ai trong gia đình cũng có nghĩa vụ và bổn phận riêng không kể lớn nhỏ. Đến những người bé nhất trong nhà như con cháu cũng phải có nghĩa vụ đến trường đi học và làm tròn bổn phận hiếu kính với ông bà cha mẹ. Cũng tương tự như vợ chồng phải có bổn phận cùng nhau xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với gia đình sẽ là bước đệm để mỗi công dân thực hiện nghĩa vụ với xã hội và đất nước.

Để có một gia đình hạnh phúc thì tất cả mọi cá nhân trong gia đình đó đều phải nhận thức rõ được vai trò của bản thân và cùng nhau xây dựng, vun đắp hạnh phúc gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x