Sổ tạm trú là gì

Khái niệm đăng ký tạm trú là gì? Đối tượng phải khai báo tạm vắng? Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng? Không khai báo, đăng ký tạm trú sẽ bị xử phạt như thế nào?


Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng là một trong những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm đến bởi các nhu cầu như học tập, làm việc, công tác nên nhiều người phải di chuyển đến một các khu vực khác nhau sinh sống nhằm đáp ứng thuận tiện, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Do đó, để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng nhanh, dễ dàng, chính xác không tốn nhiều công sức và thời gian thì mọi người cần lưu ý đến những vấn đề sau đây.

Bạn đang xem: Sổ tạm trú là gì

*
*

Luật sư tư vấn pháp luật về thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng: 1900.6568


Mục lục bài viết


1. Đăng ký tạm trú là gì?

Để tìm hiểu rõ tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào, đầu tiên cần nắm rõ được khái niệm, cách hiểu về hai vấn đề này. Vậy tạm trú được hiểu như thế nào? Điều 30 Luật Cư trú 2006 có quy định như sau:

‘1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.’

Bên cạnh địa chỉ thường trú, nhiều người còn có nơi đăng ký tạm trú. Theo quy định này, có thể hiểu tạm trú là việc công dân ở lại tại một địa điểm xã, phường, thị trấn ngoài nơi thường trú của mình. Có thể đây là nơi họ sinh sống, làm việc hoặc học tập trong một thời gian nhất định. Công dân phải đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có quyền tự do cư trú nhưng bất kì sự thay đổi nào về việc cư trú đều phải thực hiện thủ tục đăng ký. Mỗi người chỉ được phép đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú tại một nơi. Việc thay đổi đến nơi sinh sống khác với nơi đăng ký thường trú (vì các mục đích khác nhau của cá nhân) đều phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký tạm trú là việc mà công dân phải thực hiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được các cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng cũng như cấp sổ tạm trú (Quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật cư trú năm 2006).

Việc thực hiện thủ tục làm tạm trú tạm vắng của công dân sẽ hỗ trợ Nhà nước trong vấn đề quản lý, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Không những thế việc đăng ký tạm trú còn giúp đảm bảo quyền lợi của công dân khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, xe oto, đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn ngân hàng, huy động vốn… trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Chính vì vậy, mỗi công dân cần nên ý thức rằng việc thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng không chỉ mang ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò không hề nhỏ trong đời sống của công dân.

Khoản 2 Điều 30 Luật cư trú 2006 có quy định rõ thời hạn đăng ký tạm trú đối với những công dân đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp đăng ký thường trú tại địa phương đó thì thời hạn đăng ký tạm trú là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đến phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp, công dân đó đã đăng ký tạm trú nhưng lại không tiếp tục sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đăng ký thì người đó sẽ bị xóa tên khỏi sổ đăng ký tạm trú.

2. Đối tượng phải khai báo tạm vắng:

Những người thuộc diện như sau phải đăng ký tạm vắng theo quy định của pháp luật, bao gồm:

– Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

– Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi khai báo tạm vắng bao gồm:

– Chứng minh nhân dân thư;

– Phiếu khai báo tạm vắng;

– Sổ hộ khẩu (bản sao);

3. Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng:

Để có thể thực hiện đăng ký tạm trú cần giấy tờ gì? Theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Luật cư trú 81/2006/QH11 để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú thì người đến đăng ký, trình báo phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết khi đăng ký tạm trú gồm xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đã đăng ký thường trú, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó, nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu, trường hợp chỗ ở là nhà đang thuê, mượn hoặc ở nhờ thì phải được chủ cho thuê, người cho ở nhờ, cho mượn đồng ý bằng văn bản theo quy định của pháp luật.

Các bước đăng ký tạm trú tạm vắng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận. Bước 3: Nhận kết quả: Nộp giấy biên nhận.

Xem thêm: Kích Hoạt Imessage Có Tốn Tiền Không Mất Tiền, Bạn Đã Biết Chưa?

+ Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

+ Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận. Thường thì hời gian để công dân được đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú là không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ.

Thành phần hồ sơ:

a) Xuất trình Chứng minh nhân dân.

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

c) Bản khai nhân khẩu (HK01).

d) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Lệ phí đăng ký tạm trú:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC) về lệ phí đăng ký tạm trú quy định như sau:

Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một công dân nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì không quá 15.000 đồng / lần đăng ký.

Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không quá 20.000 đồng / lần cấp. Riêng việc cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường, số nhà thì không quá 10.000 đồng / lần cấp.

Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không quá 8.000 đồng / lần đính chính. Riêng các trường hợp do Nhà nước đính chính địa chỉ, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thay đổi địa giới hành chính thì không thu phí.

Miễn lệ phí cho những công dân cần cấp hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, giấy đăng ký tạm trú có thời hạn khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay đổi mới theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

4. Không khai báo, đăng ký tạm trú sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 8 Nghị Định 167/2013/NĐ-CP có quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị xử phạt hành chính nếu vi phạm các lỗi sau:

Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng khi cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy tắc về đăng ký thường trú, thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng khi cố ý tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi làm sai lệch nội dung của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và giấy tờ khác có liên quan đến cư trú.

Phạt tiền từ 2 triệu – 4 triệu đồng khi cố ý khai gian, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký tạm trú tạm vắng, đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại đó.

Kết luận: Đăng ký tạm trú tạm vắng là thủ tục diễn ra phổ biến hiện nay, vì vậy việc tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan là cần thiết. Các chủ thể có liên quan nên lưu ý để làm đúng quy định pháp luật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x