THẦN TRÙNG TANG LÀ GÌ

Trùng tang là do thần Trùng gây ra có đúng không?Thế nào là chết trùng tang?Vậy trùng tang là gì? Có những loại trùng tang nào?Các câu chuyện có thật về trùng tang tại Việt NamCác quan điểm về hiện tượng trùng tangPhòng tránh và kiêng kỵ trùng tang như thế nào?Hướng dẫn các phương pháp hóa giải trùng tangTính trùng tang chính xác nhất theo "Thọ Mai Gia Lễ"

Trùng tang là một hiện tượng các người thân trong một gia đình chết trùng đột ngột liên tiếp xảy ra trong một thời gian ngắn. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi kết thúc lễ cúng cơm 3 ngày, trong thời gian 49 ngày hoặc chưa hết thời gian xả tang. Vậy thực hư Trùng Tang là như thế nào? Mời quý gia đình cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Thần trùng tang là gì

Trùng tang là do thần Trùng gây ra có đúng không?


Theo sách cổ ghi lại: Trong các loại trùng tang thì THẦN TRÙNG là đáng sợ nhất. Thần Trùng là trong gia quyến, thân chủ có người chết nhằm ngày đó, nếu không Nhương Ếm thì sẽ bị tai họa chết trùng. Cổ nhân cho rằng “Thần trùng” là thần hành hạ người chết vào ngày trùng hoặc bắt những người trong gia đình có người chết vào ngày trùng thì những người trực hệ với người chết có nguy cơ bị “trùng” bắt (con dâu,con rể,cháu ngoại, người giúp việc không bị). Chữ gọi là “Trùng tang liên táng”.
*

Tháng 1,2,6,9,12 : Chết nhằm ngày Canh Dần hay Canh Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Canh Thiên Hình “. Nếu thêm thấy năm tháng cũng vậy là càng nặng.Tháng 3 : Chết nhằm ngày Tân Tị hay Tân Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Tân Thiên Đình ” , nếu gặp thêm năm , tháng nữa càng nặng hơnTháng 4 : Chết nhằm ngày Nhâm Dần hay Nhâm Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Nhâm Thiên Lao ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặngTháng 5 : Chết nhằm ngày Quý Tị hay Quý Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Quý Thiên Ngục ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặngTháng 7 : Chết nhằm ngày Giáp Dần hay Giáp Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Giáp Thiên Phúc ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặngTháng 8 : Chết nhằm ngày Ất Tị hay Ất Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Ất Thiên Đức ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặngTháng 10 : Chết nhằm ngày Bính Dần hay Bính Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Bính Thiên Uy “. nếu gặp thêm năm tháng càng nặngTháng 11 : Chết nhằm ngày Đinh Tị hay Đinh Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Đinh Thiên Âm ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
Trùng tang hay trùng tang liên táng như một truyền thuyết vẫn lưu truyền người chết oan uổng “chết không nhắm được mắt”…. sau khi chết sẽ không yên lòng ra đi mà lại quanh quẩn, vương vấn nhân gian về bắt con, cháu, họ hàng đi theo. Trong đó, trùng tang được tính theo mức độ nặng và nhẹ như sau:
*

Trùng tang hay trùng tang liên táng như một truyền thuyết vẫn lưu truyền người chết đã “đúng số” chưa, hay chết oan uổng “chết không nhắm được mắt”…. sau khi chết sẽ không yên lòng ra đi nhập cõi Niết Bàn hoặc luân hồi chuyển thế mà lại quanh quẩn, vương vấn nhân gian về bắt con, cháu, họ hàng đi theo. Nhanh thì trong vài ba ngày thậm chí ngay vài tiếng đồng hồ sau, còn chậm thì trong vòng 1 năm đến 3 năm để tang.
Những truyền thuyết này đậm màu kỳ bí ghê sợ vẫn lưu truyền trong dân gian từ xưa tới nay. Nó luôn mang tới những nỗi hãi hùng cho gia đình, dòng họ khi gặp phải. Tuy nhiên trong thực tế ngày nay hiện tượng “trùng tang” này, nhiều người thừa nhận đây hoàn toàn là câu chuyện có thật. Thậm chí có người còn khẳng định đã từng chứng kiến nhà có nhân đinh đông đúc đến 5-6 người nhưng chỉ vài ba năm lại phải chịu cảnh tuyệt tự.
Như vậy, “Trùng tang là tình trạng trong thời gian chưa mãn Đại Tang, hoặc chưa mãn tang bà con gần, lại tiếp theo 1 cái đại tang hoặc 1 cái đại tang gần khác”. Hoặc có thể gọi trùng tang là tang chủ phải mang ít nhất 2 vòng khăn tang trong cùng một thời điểm. Trong nhà, người thân vừa nằm xuống lại có nguy cơ liên táng là đáng lo ngại. Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày xấu giờ xấu cần hoá giải để tránh nguy cơ.
Trùng tang được dân gian truyền khẩu nôm na là một người chết vào thời điểm xấu nên không thể siêu thoát được, có thể không biết mình đã bị chết nên quay lại gọi những người thân của mình đi theo, gây nên cái chết cho những người thân của người quá cố. Và không ít người cho rằng “trùng tang” là một hiện tượng bí ẩn có thật trong cuộc sống và gia đình nào không may mắc phải thảm họa này thì chỉ còn nước cậy nhờ các pháp sư cao tay.
Tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết. Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng.

Trùng tang tuần đầu:

Tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày – tức là cúng 49 ngày đó.

Trùng tang năm:


Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Nhiều khi sự việc xảy ra vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều thời gian để đi cứu giải. Bên cạnh đó, việc trùng nặng hay nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Việc này mọi người có thể tự tìm hiểu hay nhờ các ông thầy hoặc các nhà sư cao tay xem cho. Vì vậy khi nhà có người mất thường nên đi xem ngay để nếu không may chết trùng gia đình còn kịp xoay xở.
Trùng tang Nhất xa - Ba người chết theoTrùng tang Nhị xa - Năm người chết theoTrùng tang Tam xa - Bẩy người chết theo
Là một cán bộ công chức tại tỉnh Thái Nguyên, chưa khi nào anh Thành tin vào chuyện cúng bái, lễ lạt nhưng rồi mọi nếp nghĩ đã thay đổi sau khi anh chứng kiến những cái chết li kì ngay trong chính gia đình mình.
Ông nội anh sinh năm Mậu Thìn 1928, mất năm 2001 vì ung thư gan vào đúng giờ Tỵ, ngày Tỵ, tháng Tỵ. Hai năm sau đó, bà nội anh đột nhiên ốm nặng. Khi biết bà khó qua khỏi, gia đình vội vã lo cải táng cho ông nhưng khi chưa cắt tang xong thì sáng cùng ngày bà đã mất. Kế đó, khi chưa qua 100 ngày bà mất thì anh trai cả anh Thành không may bị điện giật qua đời ở tuổi 52. Quá lo sợ vì những người thân thích đột ngột ra đi liên tiếp, vợ chồng anh Thành đã phải đánh xe xuống tận Hà Nội xem bói theo lời giới thiệu của người quen và được thầy phán là “trùng tang”, cần phải làm lễ hóa giải mới mong thoát tai ương.
Trường hợp của gia đình anh Hải (Thái Thuy, Thái Bình) còn thương tâm hơn. Anh cho biết ông nội anh mất từ khi anh chưa ra đời, đến cuối năm 1997 bà nội mất. Năm 1998 liên tiếp mẹ anh, bố anh rồi bà ngoại mất trong vòng chưa đầy 80 ngày. Mộ cũ chưa xanh cỏ, mộ mới lại đắp lên, gia đình lo lắng, hoảng hốt đến mất ăn mất ngủ. Vợ anh đêm nào cũng nằm mơ các cụ quay về dọa bắt tiếp con cháu. Bạn bè mách nước, gia đình anh phải đi đón pháp sư tận Bắc Ninh về trấn bùa.
Cách đây gần hai năm, nhiều tờ báo đưa tin về trường hợp “trùng tang” ở quận Tây Hồ, Hà Nội rất đáng sợ. Đó là một gia đình trong một ngày xảy ra hai cái chết của bố chồng và nàng dâu cách nhau chưa đến 5 tiếng đồng hồ. Điều đáng nói là người con dâu đang khỏe mạnh bình thường, vẫn còn đang tất bật chuẩn bị “hậu sự” cho bố chồng thì bỗng nhiên đột tử vì cảm. Để tránh không chôn cất cùng một giờ, hơn nữa chưa được “giờ đẹp” nên người bố được hạ huyệt trước, sau đó người con dâu mới được khâm liệm và hạ huyệt sau. Khỏi phải nói, gia đình đó hoảng sợ đến mức nào, nhất là người con trai cả, đồng thời cũng là chồng của người vợ quá cố. Anh rất lo lắng cho đứa con trai độc nhất 15 tuổi và cả bản thân mình vì người ta bảo nhà anh bị “trùng tang”. Từ trước tới nay, anh có biết “trùng tang” là gì đâu, hơn nữa những câu chuyện như vậy chả mấy khi anh quan tâm. Nhưng khi gia đình mình cùng lúc có hai cái chết của bố và vợ anh thì anh hoảng hồn thật sự, đến nỗi ai bảo gì, anh làm nấy để tránh chuyện tương tự sẽ xảy ra.
Câu chuyện trùng tang này xảy ra tại một gia đình ở ngay phố Ngọc Hà, quận Ba Đình cũng xảy ra những cái chết như vậy. Chỉ khác là gia đình này, trong vòng ba năm, 2 người con trai duy nhất trong gia đình đều “đi” theo bố một cách “bất đắc kỳ tử”. Người bố thì sau một thời gian bị bệnh nan y thì qua đời khi ở tuổi “thấy thập cổ lai hy”. Nỗi đau của những người trong gia đình chưa qua thì chỉ sau cái lễ 100 ngày của ông ít hôm, lại đến con trai trưởng của ông mất. Cái chết của anh ở tuổi “vẫn còn đang xoan” không chỉ khiến cho người ta thương tiếc mà còn làm cho câu chuyện “trùng tang” được tin và thêu dệt nhiều hơn. Đêm hôm trước, anh vẫn còn ngồi quán nước và nói chuyện oang oang về thế sự, không một chút biểu hiện của người ốm, bệnh tật. Thế mà sớm hôm sau khi vợ gọi anh dậy để đỡ chị dọn hàng bán đồ ăn sáng như mọi khi, anh đã mãi ngủ không bao giờ dậy.
Liên tiếp hai cái chết xảy ra trong vòng hơn 3 tháng, tưởng như gia đình anh không thể gắng gượng được. Vậy mà chưa hết, 2 năm sau, người con trai út đang phơi phới tuổi xuân bỗng dưng một chiều đi làm về kêu mệt, vào giường nằm rồi mất lúc nào không ai biết. Cả gia đình nhốn nháo, hoảng loạn.
Không ai giải thích được nguyên nhân vì sao chỉ trong thời gian ngắn mà cả 3 người đàn ông trong nhà đều ra đi, ngoài lý do duy nhất: “trùng tang”. Và “trùng tang” như thế được gọi là “trùng tang liên táng

Các quan điểm về hiện tượng trùng tang

Theo quan niệm của lịch số Trung Hoa:

Ngày trùng tang là ngày đại kỵ trong việc an táng, chôn cất. Ngày này còn có tên là ngày cướp sát.Cách tính ngày này như sau: Đối với tuổi Thân, Tý , Thìn kỵ Tỵ. Có nghĩa là người chết tuổi Thân hay tuổi Tý hoặc tuổi Thìn mà mất vào năm Tỵ, tháng Tỵ, ngày Tỵ và giờ Tỵ là bị chết vào ngày trùng tang, tuyệt đối tránh an táng vào ngày Tỵ.Tương tự như thế đối với các tuổi Tỵ, Dậu, Sưủ kỵ Sưủ, Dần, Ngọ, Tuất kỵ Hợi, Hợi, Mão, Mùi kỵ Thân. Những ngày trùng tang này rất hiếm trong năm.

Trùng tang theo quan niệm dân gian:

Nếu chôn cất vào những ngày trùng tang này thì sau khi an táng xong, một thời gian ngắn sau có thể những người khác trong thân tộc sẽ chết theo. Trong trường hợp khoảng vài tuần, vài tháng hoặc trong vòng ba năm có nhiều người chết liên tiếp thì bị trùng tang liên táng. Ngày trùng tang (trùng nhật) là ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi cùng trùng ngày, trùng tháng và trùng năm. Như ngày Dần, tháng Dần và năm Dần; ngày Thân tháng Thân và năm Thân… gọi là những ngày trùng. Vào những ngày trùng, kiêng kỵ tẩm liệm, chôn cất và cải táng. Người chết với bất cứ tuổi nào cũng đều xung kỵ ngày này. Trong dân gian tin rằng nếu chôn cất vào ngày trùng ắt sẽ có một người thân bị chết theo, tuy vậy vẫn nhẹ hơn trùng tang liên táng.

Xem thêm: Top 7+ App Chỉnh Ảnh Đẹp Nhất Hiện Nay Hoàn Toàn Free Trên Điện Thoại

Trùng tang đối với quan niệm Phật giáo:

Sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng, song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định và có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi, trong tinh thần phương tiện, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để ” âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm Phật giáo.”


Ngay sau khi trong nhà có người mất , việc đầu tiên là phải tính xem có phạm Trùng tang liên táng hay không. Tuy vậy cách tính chỉ là tương đối vì có nhiều trường hợp tính bị trùng tang nhưng thực tế lại không trùng, hoặc tính là không trùng nhưng lại vẫn bị trùng tang.
Người nhà kiêng người Tam hợp tuổi, kiêng tuổi xung, kiêng tuổi Hình với Vong mệnhKỵ Long – Hổ – Kê – Xà tứ sinh Nhân ngoại ( Người khách các tuổi Thìn – Dần – Dậu – Tỵ không được có mặt khi khâm liệm )Kiêng người có cung phi Bát trạch xung khắc với Vong mệnhKiêng khóc thành tiếng khi đang liệm

Hướng dẫn các phương pháp hóa giải trùng tang


Theo phương pháp của Tiên Gia, Phù thủy, Đạo gia thường là những phương pháp bắt nhốt Trùng. Vị Pháp sư đã dùng lực và sức mạnh của Thày Tổ , Thần linh , binh gia bắt nhốt Trùng và vong linh người mất cho vào hũ và trấn bằng những lá Bùa trên miệng để khỏi chạy ra. Cách này tuy hiệu quả nhưng thực ra rất nguy hiểm vì khi công lực của Thày còn cao, Trùng còn phải chịu hãm trong vòng tù ngục, nhưng khi Thày chết, không còn ai cai quản nhà tù nữa, Trùng sẽ thoát ra gây ảnh hưởng rất nặng đến Gia đình Thày và Thân chủ.
*

Chùa Hàm Long - Nơi có bộ ván in khắc phù giải "trùng tang liên táng" từ hàng trăm năm nay

Trấn yểm Thần Trùng


Sử dụng các bài thuốc trấn trùng với các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền... cho vào túi rồi yểm trong quan tài. Hoặc có thể dùng các bộ linh phù bằng cách dùng linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên giữa ngực, rốn hoặc lót dưới quan tài... cũng có thể dùng bài thuốc kết hợp giữa sớ, phù bắc tông và kỳ nam để xông vào mộ và người sống để cầu siêu, giải thoát cho trùng, biến từ âm binh thành thiên binh. Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, bát quái trận đồ trấn âm trạch để hóa giải.
Cách đây gần 1000 năm ( Thời Lý ) đã có những trung tâm trấn trùng nổi tiếng là Chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh. Chùa này còn lưu giữ bộ ván khắc Bùa Trấn trùng đầy đủ nhất. Sau này, chùa Liên Phái tại Hà Nội cũng có được bộ ván khắc này. Đệ nhất giữ vong hiện nay là Chùa Hàm Long, từ trong Nam ngoài Bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận. Khi gửi vào chùa gia đình sẽ yên tâm hơn nếu thực hiện đúng các điều sau:
Sau khi gửi lên chùa, ở nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài.
Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.
Tại chùa Hàm Long có các lá bùa để gia đình đeo vào trong khoảng 3 năm để tránh tai hoạ, một mặt là chữ nho một mặt là phật bà.
Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ (tức là đã chơi cũ rồi) bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm.
Dùng bộ bài Chắn gồm 120 quân bỏ 20 quân Yêu đi, tức là bỏ bộ Nhất và bộ Nhị, chứ không bỏ Bát sách. Kèm theo là 1 cuốn lịch Tàu hoặc bộ sách Trương Thiên Sư, và bộ Bùa trùng tang.
Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc tam hợp chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác. VD: trùng tang tại Tị, vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh . VD: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm. Ngoài tránh mặt lúc "liệm" thì còn cần phải tránh cả lúc "nhập quan", "đóng cá" và đặc biệt là cả tránh lúc "hạ huyệt, lấp đất".
Trước khi liệm: Dùng 6 lá Linh phù Lục tự Đại minh có kích thước 31 x 10.5 cm viết theo chiều dọc từ trên xuống dán vào thành trong của quan tài tại đầu, chân, hai bên vai, hai bên hông. Những Linh phù này có tác dụng trấn tà khí của Linh hồn. Khi chôn: Vong Nam 7, Vong Nữ 9 quả trứng vịt đã luộc chín, để trên nắp quan tài trên vùng bụng, dùng một cái niêu đất úp lên trứng, sau đó lấp đất. Cách này dùng để thu nốt những Tà khì còn sót lại. Lưu ý Linh phù được viết trên giấy vàng chữ đỏ.
Sau khi chôn người ta lại dùng 108 cọc tre đực dóng trên mộ, 36 cọc tre hoá đóng ở nhà. Trên mộ cột thêm 1 con quạ hoặc gà mái đen.
Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải…
Trường hợp nặng hơn thì người ta dùng bộ gạo nếp nặn thành 12 ông thần trùng, sau khi làm phép thì dùng dao chặt đầu rồi nặn thành 1 hình nhân, dùng quan tài bằng lúc lác tẩm liệm rồi dùng 1 quả trứng vịt cắm 13 cây kim, đoạn dùng bè chuối; chọn giờ thiên giải thì thả xuôi ra sông

Hóa giải Trùng tang theo đạo Phật

Phương pháp hiệu quả nhất là tụng kinh hồi hướng cho vong siêu thoát, sau đó hồi hướng công đức cho họ. Phương pháp này dùng những năng lực của Phật pháp, siêu độ cho Trùng rất tốt, khiến cho Trùng sớm siêu thăng tịnh độ, không còn làm ác được ( lễ giải oan cắt kết), tuy vậy một số trường hợp nghiệp quá nặng nên vẫn phải chết thêm từ 1 đến 2 người mới cắt Trùng được.
Lưu ý khi tìm thầy hóa giải trùng tang phải là các vị sư, pháp sư có sắc, ấn, lệnh mới đủ năng lực giải trùng.

Tính trùng tang chính xác nhất theo "Thọ Mai Gia Lễ"


Trong bài viết này Tang lễ Martino xin giới thiệu cho quý gia đình cách tính trùng tang, tuy vậy lưu ý cách tính này chỉ áp dụng đối với trường hợp biết đúng tuổi người mất, và là một cách để tham khảo chứ không hoàn toàn chính xác, vì thực tế có những trường hợp tính là trùng nhưng thực tế lại không trùng và ngược lại, việc trùng hay không còn phụ thuộc vào âm đức nhà người mất và chính người đó, vì vậy các bạn cần tham khảo thêm ý kiến của những người am hiểu nhé!
*

Trùng tang được tính theo tuổi âm lịch và tháng, ngày giờ âm lịch khi mất. Một trong những nghi lễ quan trọng hàng đầu đó là tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất có hợp với quy luật cuộc đời của “chính họ” hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “nhập mộ” hay gặp phải “thiên di”, “trùng tang” Các bạn có thể tự mình tính theo hướng dẫn sau:
Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi.Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ.

Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:

Dần - Thân - Tị - Hợi thì là gặp cung Trùng Tang.Tý - Ngọ - Mão - Dậu thì là gặp cung Thiên DiThìn - Tuất - Sửu - Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.

Tổng kết


Mặc dù cả về khoa học, tôn giáo và tâm linh dù chưa lý giải được hoàn toàn hiện tượng này nhưng các nhà khoa học cùng với các công trình nghiên cứu của họ đã phần nào vén bức màn bí ẩn này để các gia đình, dòng họ không còn nỗi sợ hãi khủng khiếp mang tên “Trùng tang”.
*
Nghi thức tổ chức tang lễ Phật giáo
Bạn có biết: Nghi thức tổ chức tang lễ Phật giáo bao gồm những gì? Cần lưu ý điều gì khi đến tham dự một tang lễ theo nghi thức Phật giáo? Câu trả lời sẽ...
*
Tang lễ Công giáo nghi thức tổ chức như thế nào?
Nghi thức tổ chức tang lễ công giáo,Thế nào là Tang lễ Công giáo đúng chuẩn? Để biết thêm về quy trình tổ chức tang lễ dành cho tín hữu Kitô thì đừng bỏ...
Thế nào là tang lễ Tin Lành? Tang lễ tin lành được tổ chức như thế nào?Mỗi một tôn giáo đều sở hữu một cái tên mang trong mình một ý nghĩa riêng biệt. Cái...
Khác hẳn với những buổi tang lễ thông thường, tang lễ cán bộ cao cấp có những quy định riêng theo nghị định chính phủ để đảm bảo sự nghiêm trang, bày tỏ...
Tại sao trong tang lễ lại mặc đồ trắng và dùng hoa trắng? Theo quan niệm xưa, màu trắng là màu đặc trưng của đám tang. Chính vì thế mà sắc trắng từ lâu đã...
Quỷ nhập tràng là gì? Liệu hiện tượng đó có xảy ra trên đời sống của chúng ta hay không? Những câu hỏi vẫn còn khiến rất nhiều người quan tâm.
Phá thai trong đạo lý nhà Phật không khác gì giết chết một mạng người vô tội, tệ hơn nữa là sinh linh này bị giết chết ngay khi chuẩn bị chào đời
Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian...
Bóng đè, hay còn được gọi là ma đè. Đây là một trong những hiện tượng tâm linh dân gian phổ biến ở Việt Nam. Gọi là ma đè vì theo dân gian quan niệm thì hiện...
Sau bao lâu thì có thể chạm vào người chết? Theo quan niệm của người xưa, sau từ 8-16h kể từ thời điểm chết, linh hồn một người sẽ dần dần rời khỏi cơ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.