MẸ BẦU CÓ THỂ CẢM NHẬN ĐƯỢC THAI MÁY TỪ TUẦN BAO NHIÊU?

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế pgdngochoi.edu.vn Nha Trang.

Bạn đang xem: Mẹ bầu có thể cảm nhận được thai máy từ tuần bao nhiêu?


Theo dõi thai máy (cử động thai) là phương pháp giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe thai nhi. Vậy thai phụ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ bao nhiêu?


Thai máy hay cử động thai là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được.


Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32.

Đối với con rạ, bình thường bà mẹ mang thai có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời điểm trung bình từ 16 tuần và 22 tuần đối với con so.

Bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi nhận biết những cử động của bé, thai phụ cần học cách theo dõi sức khỏe thai nhi qua theo dõi cử động thai. Đây là phương thức tích cực nhất để ba mẹ cùng bác sĩ theo dõi thai nhi một cách hoàn chỉnh.


Thai nhi có dấu hiệu cử động (máy) từ tuần bao nhiêu?
Theo dõi tình trạng của thai nhi

3. Những dấu hiệu thai máy cho thấy thai nhi ổn định


Số cử động trung bình mỗi ngày của thai nhi là 16 – 45 lần, khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các lần thai máy là 50-75 phút. Mẹ có thể không cảm nhận được cử động của thai nhi trong khoảng thời gian bé ngủ. Thời gian ngủ của thai nhi thường kéo dài 20-40 phút, hiếm khi quá 90 phút.

Số lần thai máy thường cao nhất ở khoảng tuần 28 – 32, sau đó giảm chút ít đến khi sắp sinh. Ở thời điểm chuẩn bị sinh số lần thai máy trung bình trong 01 giờ khi thai hoạt động là 31.

Xem thêm: Cập Nhật Win 10 Cho Lumia Cũ, Hướng Dẫn Cập Nhật Windows Phone 10


4. Tại sao mẹ bầu nên theo dõi thai máy?


Thai máy là biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần cử động thai giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể cho biết thai suy hay thai đã chết rồi.

Để giảm thiểu những tình trạng này, các bác sĩ sản khoa trên thế giới khuyến nghị các bà mẹ tự đếm cử động thai mỗi ngày, kể từ tuần 28. Thai máy cũng là cách mà thai nhi báo với bà mẹ mang thai là “con vẫn ổn”.


6. Hướng dẫn theo dõi thai máy cho mẹ bầu?


Mỗi ngày, bà mẹ hãy chọn cùng một thời điểm, thường là sau khi ăn tối, nghỉ ngơi tư thế nằm, và tập trung đếm số cử động thai (đá, đấm, xoay, cuộn) trong vòng 1 giờ, cùng với số thời gian để có được 10 cử động thai, và ghi lại trong 1 biểu đồ. Hãy tránh chu kỳ ngủ của thai (có thể từ 20 đến 75 phút). Buổi tối tới đêm là lúc thai nhi hoạt động nhiều nhất.

Bà mẹ cần đi tiểu để bàng quang trống trước khi đếm cử động thai. Đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai.

Một thai nhi khỏe mạnh là khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.

Nếu một hôm nào đó bé yên ắng, ít đạp hơn so với bình thường, mẹ có thể làm một số hoạt động sau để kích thích phản ứng của bé:

Chuyển từ nằm sang ngồi, đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng.Ăn đồ ngọt như bánh , uống sữaMát xa nhẹ nhàng toàn thân, hoặc xoa bụng nhẹ nhàng, hoặc gõ gõ nhẹ lên bụng để gọi bé dậy.

Sau đó mẹ tiếp tục theo dõi cử động của bé. Trường hợp số lần đạp của bé ít đi đến mức chưa đến 10 lần trong 12 tiếng đồng hồ hoặc mẹ đếm số lần đạp của bé trong 1 tiếng đồng hồ sau ăn mà không đến 4 lần, thì rất có thể đây là dấu hiệu báo có sự bất thường, mẹ cần đi khám ngay lập tức để được kiểm tra.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.