Thẻ Căn Cước Sẽ Thay Chứng Minh Nhân Dân

Công an tỉnh Tiền Giang là một trongcác tỉnh, thành phố triển khai thực hiện làm thẻ Căn cước công dân gắn chip cho người dân. Bên cạnh những vấn đề về thủ tục, hồ sơ thì những tiện ích khi đổi sang thẻ Căn cước công dân cũng được người dân quan tâm. Cụ thể:

- So với Căn cước công dân dùng mã vạch, chứng minh nhân dân 9 số và 12 số,Căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm về độ bảo mật cao hơn. Thẻ Căn cước công dân gắn chip có thể lưu trữ được nhiều thông tin hơn và được tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế, ngân hàng, đất đai, giấy phép lái xe và các loại giấy tờ có giá trị khác), tạo thuận lợi và tiện tích cho người sử dụng. Do đó, thẻ Căn cước công dân sẽ giúp công dân thực hiện hầu hết các giao dịch, các thủ tục hành chính (không phải mang nhiều loại giấy tờ, giảm thời gian và chi phí), có thể phòng tránh được việc các loại giấy tờ bị giả mạo cũng như chi phí cho việc công chứng giấy tờ truyền thống. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh an toàn thông tin. Chip không có chức năng định vị, theo dõi công dân.

Bạn đang xem: Thẻ căn cước sẽ thay chứng minh nhân dân

*

*

Mặt trước và mặt sau thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử (nguồn cổng TTĐT BCA)

- Theo Luật Căn cước công dân, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân khi ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Có thể thấy, việc cấp thẻ Căn cước công dân là một bước tiến lớn về cải cách thủ tục hành chính, giảm giấy tờ cho công dân, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền, lợi ích chính đáng của mình. Số thẻ Căn cước công dân chính là số định danh cá nhân, mã số dùng để truy nguyên cá thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và được cấp duy nhất một lần cho một cá nhân. Với số định danh cá nhân này, cơ quan quản lý có thể tìm kiếm được đầy đủ thông tin nhân thân của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như: Ảnh chân dung, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính; quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; vân tay, đặc điểm nhận dạng của người được cấp thẻ; nhóm máu; nghề nghiệp; trình độ học vấn; ngày, tháng, năm cấp thẻ… Khi công dân xuất trình Căn cước công dân thì cơ quan chức năng không được đòi hỏi giấy tờ khác như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu vì ngày, tháng, năm sinh, nơi thường trú của công dân đều được thể hiện đầy đủ trên Căn cước công dân. Qua việc cấp thẻ Căn cước công dân, Nhà nước sẽ xây dựng được kho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa những giấy tờ hành chính cho công dân (giấy khai sinh, hộ khẩu…), đồng thời giúp cho thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ và nhanh chóng.

*

- Khi người dân làm thủ tục cấp, đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận sẽ cắt góc Chứng minh nhân dân cũ và trả cho người dân giữ. Thời gian để làm tất cả các công đoạn này chỉ dao động từ 05-10 phút. Đối với các trường hợp làm thẻ Căn cước công dân là người già, người tàn tật, thương binh sẽ được ưu tiên tiếp nhận hồ sơ và làm thẻ trước.Việc trả thẻ Căn cước công dân sẽ hoàn thành trong 07 ngày (cấp mới, cấp đổi), 15 ngày (cấp lại) tại thành phố, thị xã và không quá 15 ngày đối với tất cả các trường hợp tại các khu vực còn lại. Khi gặp khó khăn trong việc công chứng, hay giao dịch ngân hàng, bảo hiểm... người dân có thể xuất trình Chứng minh nhân dân đã bị cắt góc và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm giải quyết như bình thường.

2. Những vấn đề cần biết về thẻ Căn cước công dân

2.1. Các loại Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân

- Chứng minh nhân dân gồm có: Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số.

2.2.Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân

- Luật Căn cước công dân 2014 quy định thời hạn sử dụng của Căn cước công dân sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc:

+ Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

+ Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

*

2.3.Các trường hợp được đổi thẻ Căn cước công dân

- Khi Căn cước công dân hết hạn theo thời hạn ghi trên thẻ.

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng.

- Xác định lại giới tính, quê quán.

- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.

Xem thêm: Note 4 Không Vào Được 3G - Điện Thoại Không Vào Được 3G, Phải Xử Lý Làm Sao

- Khi công dân có yêu cầu.

2.4. Thủ tục đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân

- Bước 1:Công dân xin giấy giới thiệu đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân của Công an cấp xã.

- Bước 2:Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân (mẫu CC01) tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện

Tải mẫutờ khai Căn cước công dân mới nhất (mẫu CC01) tại đây

- Bước 3:Thực hiện các thủ tục chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng.

- Bước 4:Nộp lệ phí và Nhận giấy hẹn trả kết quả

* Xem chi tiết lệ phí làm thẻ Căn cước công dân và các trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí làm thẻ Căn cước công dântại đây.

2.6. Có bắt buộc đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân?

Khoản 2, Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định: “2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân”. Như vậy, khi Chứng minh nhân dân còn thời hạn thì không bắt buộc công dân phải đi đổi sang Căn cước công dân; Trường hợp Chứng minh nhân dân hết hạn, thực hiện thủ tục đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân.

2.7. Cấp, đổi Căn cước công dân bắt buộc phải về nơi thường trú

Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây công dân có thể đến cơ quan quản lý Căn cước công dân Công an cấp tỉnh tại nơi đăng ký tạm trú để thực hiện thủ tục:

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (các độ tuổi bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân).

- Đổi thẻ Căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được.

- Xin cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, không phải tất cả các trường hợp đều phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.