Thông tư liên tịch số 01/2017

Một số quy định về phối hợp trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố giai đoạn điều tra vụ án


*

Thôngtư liên tịch số 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2022quy định về phốihợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án xâmhại tình dục người dưới 18 tuổi quy định về phối hợp trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố giaiđoạn điều tra vụ án

Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tốcủa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Cơ quan điều tra có thẩm quyền sau khi thụ lý giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì thông báo ngay cho cơ quanLao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị xâm hại tình dục dưới18 tuổi cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại tình dục biết để phối hợp thựchiện ngay các hoạt động hỗ trợ, bảo vệ người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dụctheo quy định của pháp luật.

Bạn đang xem: Thông tư liên tịch số 01/2017

Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã,phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an, Đồn Biên phòng, Trạm kiểm soátBiên phòng ở khu vực biên giới đất liền, bờ biển, hải đảo

 Đồn Biên phòng,Trạm kiểm soát Biên phòng ở khu vực biên giới đất liền, bờ biển, hải đảo khitiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi thựchiện theo quy định Thông tư liên tịch số 01/2017 và Thông tư liên tịch số01/2021.

Trường hợp cần giải cứu, bảo vệ người Việt Nam dưới 18tuổi bị xâm hại tình dục ở khu vực biên giới đất liền, hải đảo thì Đồn Biênphòng, Trạm kiểm soát Biên phòng ở khu vực biên giới đất liền, bờ biển, hải đảocó trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đườngbiên giới để giải cứu, bảo vệ họ; đồng thời báo ngay cho Cơ quan điều tra cóthẩm quyền và tiếp tục phối hợp, hỗ trợ trong quá trình giải quyết tiếp theo.

Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nhận thông tin,thông báo, tố giác về hành vi xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, thực hiệnkiến nghị khởi tố

Trường hợp có các thông tin, tài liệu phản ánh về việcngười dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục trên địa bàn thì cơ quan Lao động -Thương binh và Xã hội có văn bản kiến nghị khởi tố và tài liệu kèm theo gửi đếnCơ quan điều tra có thẩm quyền, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho Việnkiểm sát có thẩm quyền biết. Cơ quan điều tra có thẩm quyền có trách nhiệm thụlý và giải quyết kiến nghị khởi tố, thông báo kết quả giải quyết cho cơ quanLao động - Thương binh và Xã hội biết theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụnghình sự.

Các cơ quan, tổ chức khác nhận thông tin, thông báo, tốgiác về hành vi xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi

Các cơ quan, tổ chức khác ngay sau khi phát hiện, tiếpnhận thông tin, thông báo, tố giác về hành vi xâm hại tình dục người dưới 18tuổi phải chuyển ngay cho Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Côngan hoặc Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Các cơ sở y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đượcgiao, khi tiếp nhận, khám chữa bệnh nếu phát hiện bệnh nhân là người dưới 18tuổi có dấu hiệu bị xâm hại tình dục thì ưu tiên điều trị thương tích, kiểmtra, ghi nhận, thu thập, bảo quản các dấu vết trên cơ thể người bị xâm hại đồngthời thông báo và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của phápluật về khám, chữa bệnh.

Phân loại, kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố

Việc phối hợp trong phân loại, kiểm tra, xác minh tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về hành vi xâm hại tình dục ngườidưới 18 tuổi thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2017 và Thôngtư liên tịch số 01/2021.

Việc kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ phải khẩntrương đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ quan cóchức năng và tổ chức xã hội khác khám, điều trị, hỗ trợ cho người bị xâm hạidưới 18 tuổi. Các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, giám định và cơquan chức năng khác có trách nhiệm kịp thời hỗ trợ Cơ quan điều tra có thẩmquyền, Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố.

Chậm nhất 07 ngày trước khi kết thúc việc kiểm tra, xácminh hoặc hết thời hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố, Điều tra viên chủ động trao đổi với Kiểm sát viên rà soát đánhgiá toàn bộ các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được, việc phối hợp đánh giáchứng cứ được thể hiện bằng văn bản. Nếu thấy cần bổ sung chứng cứ thì Kiểm sátviên yêu cầu bổ sung kịp thời. Nếu thấy các chứng cứ còn mâu thuẫn chưa đượclàm rõ thì Điều tra viên tiếp tục thu thập bổ sung các chứng cứ. Trường hợpviệc đánh giá chứng cứ khó khăn thì Điều tra viên và Kiểm sát viên báo cáo lãnhđạo hai cơ quan để đánh giá các chứng cứ đã thu thập được, bảo đảm việc kiểmtra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về hành vi xâmhại tình dục người dưới 18 tuổi có căn cứ, đúng thời hạn luật định.

Phối hợp xác định tuổi của người bị tố giác, người bịkiến nghị khởi tố, người bị buộc tội, người bi xâm hại tình dục dưới 18 tuổi

Việc xác định tuổi của người bị xâm hại tình dục, ngườibị buộc tội dưới 18 tuổi được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tạiĐiều 417 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2018.

Việc xác định tuổi người bị tố giác, người bị kiến nghịkhởi tố dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 1, khoản2 Điều 417 của Bộ luật Tố tụng hình sự và khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư liêntịch số 06/2018.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điềukiện cung cấp cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền các giấy tờ, tài liệu theo quyđịnh của Thông tư liên tịch số 06/2018 để xác định độ tuổi của người bị tốgiác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội và người bị xâm hại tìnhdục dưới 18 tuổi.

Phối hợp trong khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tửthi, xem xét dấu vết trên thân thể

Trình tự, thủ tục khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tửthi được thực hiện theo quy định tại Điều 201 và Điều 202 của Bộ luật Tố tụnghình sự;

Kiểm sát viên chủ động trao đổi với Điều tra viên vềnhững nội dung phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản các dấu vết, vật chứng,tài liệu tại hiện trường, tử thi. Trường hợp không thống nhất được các nội dungcần thu thập chứng cứ thì Kiểm sát viên, Điều tra viên phải báo cáo lãnh đạohai cơ quan để kịp thời xử lý theo quy định.

Xem thêm: Những Bộ Phim Trung Quốc Hay Đáng Xem Nhất Hiện Nay, Phim Trung Quốc

Việc phối hợp xem xét dấu vết trên thân thể người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, người bị xâm hại tình dục dưới 18tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 203 của Bộ luật Tố tụng hình sự và bảođảm hạn chế tối đa phải thực hiện nhiều lần đối với người bị xâm hại dưới 18tuổi.

Quá trình xem xét dấu vết trên thân thể, thực hiện việcgiám định phải ghi nhận đầy đủ trong biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể,đánh dấu vị trí thương tích, chụp ảnh dấu vết thương tích. Nếu nhận thấy ngườibị xâm hại có biểu hiện bất thường, hoảng loạn về tâm lý thì mời và phối hợpvới cha, mẹ, người thân trong gia đình, chuyên gia tâm lý, người đang có tráchnhiệm quản lý, chăm sóc, giáo dục người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục hoặccơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niêncùng cấp nơi phát hiện người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục tham gia hỗ trợ.

Phối hợp trong việc trưng cầu giám định

Cơquan điều tra có trách nhiệm như sau:

Kịp thời ban hành quyết định trưng cầu giám định khi cócăn cứ cho rằng người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục; cung cấp đầy đủ cácthông tin, tài liệu có liên quan cho Giám định viên. Trường hợp người có hànhvi phạm tội bị bắt quả tang, dấu vết rõ ràng, Cơ quan điều tra có thẩm quyền cóthể mời tổ chức giám định phân công Giám định viên tham gia trực tiếp để kiểmtra dấu vết thân thể, thu mẫu giám định người bị bắt, người bị xâm hại tìnhdục;

Phối hợp với Viện kiểm sát thuyết phục nếu người bị xâmhại tình dục dưới 18 tuổi và gia đình từ chối giám định, trường hợp họ vẫn từchối mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì raquyết định dẫn giải và thông báo cho Viện kiểm sát biết;

Trước khi ra quyết định trưng cầu giám định có thể traođổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân dự kiến được trưng cầu giám định những vấn đềcần trưng cầu giám định, thực hiện giám định;

Gửi quyết định trưng cầu giám định và kết luận giám địnhcho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 205 vàkhoản 2 Điều 213 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyết định trưng cầugiám định;

Yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định giải thíchcụ thể về kết quả giám định trong trường hợp kết luận giám định chưa rõ ràng.

Giámđịnh viên, tổ chức được trưng cầu giám định có trách nhiệm như sau:

Giám định và ban hành kết luận giám định trong thời hạn05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp khôngthể tiến hành trong thời hạn thì kịp thời thông báo bằng văn bản để cơ quantrưng cầu giám định biết, nêu rõ lý do, thời gian dự kiến ban hành kết luậngiám định;

Gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu giám địnhtrong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 213 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Kịp thời có mặt để thực hiện kiểm tra dấu vết, thu mẫugiám định trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; trường hợpkhông thể có mặt thì phải thông báo ngay và nêu rõ lý do cho Điều tra viênbiết;

Khi tiến hành giám định, nếu thấy nội dung yêu cầu giámđịnh chưa rõ ràng thì yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định giải thích và bổ sungtài liệu. Khi cơ quan trưng cầu đề nghị, Giám định viên kịp thời giải thích cụthể các vấn đề trong kết luận giám định.

Việnkiểm sát có trách nhiệm như sau:

Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra xác định các nộidung yêu cầu cần trưng cầu giám định để làm rõ hành vi xâm hại tình dục; đánhgiá kết luận giám định, yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định giải thíchrõ nội dung kết luận giám định theo quy định của pháp luật;

 Trường hợp Việnkiểm sát trưng cầu giám định thì Viện kiểm sát thực hiện theo quy định tươngứng tại khoản 1 Điều này.

Cơquan, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm như sau:

 Cơ quan Lao động -Thương binh và Xã hội, cơ quan đang có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, giáo dụcngười dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niênvà chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện cử đại diện tham giaphối hợp trong hoạt động giám định khi có yêu cầu của cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng;

Khi có yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng thì chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan cung cấp hồ sơ, lý lịch và các tài liệu cần thiết khác cho tổ chức, cánhân thực hiện giám định để hỗ trợ hoạt động giám định.

Phối hợp trong việc lấy lời khai, hỏi cung người tham giatố tụng dưới 18 tuổi

Việc lấy lời khai người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổiđược thực hiện theo quy định tại Điều 188, Điều 421 của Bộ luật Tố tụng hình sựvà Điều 14 Thông tư liên tịch số 06/2018.

Hoạt động lấy lời khai người làm chứng, người bị tố giác,người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bịbắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi được thực hiệntheo quy định tại các điều 183, 186, 421 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 14Thông tư liên tịch số 06/2018 và quy định tương ứng tại khoản 1 Điều này.

Phối hợp trong hoạt động nhận dạng, thực nghiệm điều tra,nhận biết giọng nói

Việc nhận dạng, thực nghiệm điều tra, nhận biết giọng nóiđược thực hiện theo quy định tại các điều 190, 191, 204 và 421 của Bộ luật Tốtụng hình sự.

Chậm nhất 24 giờ trước khi tiến hành, Điều tra viên báocho Kiểm sát viên biết thời gian, địa điểm nhận dạng, thực nghiệm điều tra,nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát. Điều tra viên vàKiểm sát viên phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả nhận dạng, thực nghiệm điềutra, nhận biết giọng nói để đề ra các yêu cầu điều tra tiếp theo. Trường hợp vìlý do khách quan không có mặt để kiểm sát trực tiếp thì Kiểm sát viên báo choĐiều tra viên trước khi tiến hành 02 giờ.

Trước khi tổ chức nhận dạng, nhận biết giọng nói, thựcnghiệm điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên trao đổi thống nhất các nộidung, biện pháp thực hiện. Việc thực nghiệm điều tra chỉ được tiến hành trongtrường hợp nếu không thực hiện thì không giải quyết được vụ án và chỉ sử dụngbiện pháp phù hợp (như dùng mô hình cơ thể người bị hại) để tiến hành thực nghiệmđiều tra. Đối với trường hợp có khó khăn trong thu thập dấu vết hoặc chưa thuthập được dấu vết hoặc không xác định được hiện trường nơi xảy ra vụ việc thìĐiều tra viên chủ động phối hợp với Kiểm sát viên tiến hành hoạt động theo quyđịnh của pháp luật để dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống đểkiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụán.

Trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của người bị hại,bị can hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi, người bào chữa, cóthể mời đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội liên hiệp Phụnữ, Đoàn Thanh niên, Nhà trường, chuyên gia tâm lý hoặc cán bộ trợ giúp kháctham gia. Những người được mời có trách nhiệm tham gia và phối hợp với người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng, người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi,người bào chữa để hỗ trợ, ổn định tâm lý cho người dưới 18 tuổi trong suốt quátrình nhận dạng, thực nghiệm điều tra, nhận biết giọng nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.