Trò Chơi Của Trẻ Em

Cách tốt nhất để một đứa trẻ hết buồn chán là làm cho bé trở nên bận rộn. Làm cha mẹ đồng nghĩa với chúng ta phải luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi việc, bao gồm cả sự linh hoạt và sáng tạo trong chơi đùa với con.

Bạn đang xem: Trò chơi của trẻ em

Dưới đây là những ý tưởng tuyệt vời để trẻ giải trí trong kỳ nghỉ mà lại hoàn toàn miễn phí.


Nội dung chính

Bộ trò chơi vận độngBộ trò chơi tương tác và rèn trí tuệTrò chơi dân gianTrò chơi đội nhóm, trại hè

Bộ trò chơi vận động

1. Nhảy lò cò trong nhà

*

Để thực hiện trò chơi nhảy lò cò, bạn cần phải viết những con số ra sàn, nếu dùng phấn màu sẽ làm sàn nhà bị bẩn. Thay vào đó, chúng ta có thể dùng băng dính màu để trò chơi nhảy lò cò trong nhà trở nên hấp dẫn hơn với trẻ.

2. Biến tấu trò mặc quần áo cho búp bê

*

Bạn có nhớ trò chơi thay đồ cho búp bê mà chúng ta đã từng chơi lúc nhỏ không? Khi ấy, quần áo và phụ kiện búp bê đều được cắt bằng giấy với kích thước nhỏ. Nhưng bây giờ, bạn có thể làm mới trò chơi đó bằng cách thực tế hơn chỉ với một hộp phấn và vài bộ quần áo cũ.

3. In dấu chân từ giày bong bóng

*

Đây cũng là một trò chơi thú vị mang lại cho trẻ sự bận rộn và niềm vui. Tất cả những vật dụng cần cho trò chơi này là: bọc nilon có lớp bong bóng, màu dễ tẩy và giấy dán tường hoặc vải.

4. Ném bóng hoặc phi tiêu

*

Chúng ta cần có một tấm vải bạt lớn, dây thừng, kéo, bút nhớ và băng dính. Tấm bạt này do chính bạn và bé tự thiết kế, tự treo lên và dùng để làm đích ném bóng hoặc phi tiêu.

5. Xây tháp bọt biển

*

Bằng cách cắt miếng bọt biển, xốp thành những thanh nhỏ dài, bạn có thể tạo cho bé trò chơi xây tháp. Trò chơi đơn giản này không chỉ làm bé thư giãn mà còn giúp trẻ bình tĩnh lại và rèn luyện khả năng tập trung.

6. Thả bóng xuống ống

*

Sau khi bạn cố định lõi bìa hình trụ dài, có lỗ vào tường bằng băng dính, bé có thể thả bi, bóng nhỏ hay đồ chơi khác qua ống và quan sát đồ vật rơi xuống chậu hứng bên dưới.

7. Vẽ tranh cát

*

Trẻ em rất thích chơi đùa với cát, chúng có thể ngồi hàng giờ đẻ viết chữ và vẽ tranh trên bờ biển. Mang trò chơi này về nhà không hề khó, bạn chỉ cần thay thế cát bằng một hộp đầy bột, đường và cho trẻ dùng bút chì viết, vẽ trên đó là được. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đưa ra những chữ cái hay bức tranh mẫu rồi yêu cầu bé vẽ lại trên “cát”.

8. Cắm trại trong nhà

*

Nếu không tiện ra ngoài cắm trại, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc cùng con cắm trại trong nhà. Chỉ với một ngọn đèn và vài mảnh bìa cac-tông, bạn đã có một đốm lửa trại bên ngoài túp lều rồi.

9. Tự tổ chức giải đấu bowling

*

Không nhất thiết phải có 1 bộ đồ chơi bowling mà chỉ với những vật dụng quen thuộc hàng ngày như vài cục tẩy và 1 viên bi, bạn đã có thể tạo cho bé một trò chơi độc đáo, thú vị không kém trò bowling thật.

10. Tạo ma trận dây

*

Nếu bố mẹ dùng 1 sợi dây dài và bỏ chút thời gian biến chúng thành ma trận, thử thách phức tạp thì các bé cũng sẵn sàng nhập vai thành siêu anh hùng mà mình yêu thích để hoàn thành sứ mệnh vượt qua chướng ngại vật đó.

11. Con làm nhà thiết kế nhí

*

Với hộp màu và 1 chiếc áo phông trơn, bạn hoàn toàn có thể để bé thỏa sức sáng tạo, trang trí lên chiếc áo của chính mình.

12. Vẽ bằng những ngón tay

*

Trò chơi này dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên – khi bé cầm bút chưa thạo mà lại thích vẽ, mẹ chỉ cần lưu ý chọn màu vẽ an toàn cho con (màu có nguồn gốc thực phẩm) và lót một tấm thảm trước khi cho con chơi để các bé không dây bẩn ra nhà.

13. Xé và dán giấy

*

Trò chơi này có lẽ không ít các bậc cha mẹ biết tới tuy nhiên không nhiều người tận dụng được những lợi ích mà nó mang lại trong việc chơi với con.

14. Chơi trốn tìm

*

Mẹ có thể cho bé chơi trong nhà hoặc giới hạn một không gian nhất định để bé chơi đùa. Trốn tìm sẽ giúp bé phát triển khả năng nhận thức, tuy duy của não để tìm ra nơi “ẩn nấp” của các bạn. Đồng thời, bé cũng phải tư duy để tìm một chỗ không ai có thể tìm thấy. Tốt nhất, trước khi bé bắt đầu trò chơi, mẹ nên “khảo sát” một vòng xung quanh khu vực chơi của bé để đảm bảo an toàn

15. Tìm đồ vật cất giấu

Bạn hãy giấu những món đồ chơi mà bé yêu thích như búp bê, xe hơi… nhưng cố tình để cho bé thấy bạn để chỗ nào. Sau đó hãy hỏi khéo bé những đồ bạn muốn và ngỏ ý muốn bé đi tìm giúp. Bé sẽ ngoan ngoãn và thích thú đi tìm cho bạn. Sau khi tìm xong, bạn hãy dành cho bé một lời khen để bé được khích lệ. Có thể tăng độ khó lên bằng cách cho bé tìm 2, 3 món đồ cùng một lúc. Trò chơi này không chỉ giúp bé tăng cường vận động mà còn tạo cho bé sự hứng khởi khi làm một việc gì đó.


Bộ trò chơi tương tác và rèn trí tuệ

Thông qua các trò chơi này, những phẩm chất tuyệt vời của trẻ em sẽ được định hình và phát triển.

1. “Tôi không đồng ý với bạn”

Trong trò chơi này, hãy đặt những câu hỏi về sở thích cá nhân của trẻ. Sẽ tốt hơn nếu con bạn không chơi cùng bạn mà là chơi với những đứa trẻ khác. Chúng nên chơi theo cặp. Ví dụ, một số trong chúng đặt câu hỏi: “Gần đây, cậu đọc sách gì vậy?”, con bạn có thể trả lời: “Vịt con xấu xí”. Và đứa trẻ kia nói, “Nó dở lắm”. Nhiệm vụ của con bạn là cố gắng bảo vệ quan điểm rằng cuốn sách rất hay và đáng đọc.

Các câu hỏi này có thể rất đa dạng. Thông qua trò chơi này, trẻ em sẽ học cách bảo vệ quan điểm của chúng và xây dựng lòng tự tin.

2. Mỗi người mỗi con đường

Trò chơi này cũng dành cho một nhóm trẻ em. Trước khi trò chơi bắt đầu, mỗi người tham gia phải đưa ra một nhiệm vụ nhất định cho nhóm trưởng: hát một bài nào đó, đi đâu đó, gọi cho ai đó… không có giới hạn nào cả. Khi tất cả bọn trẻ đã nói xong yêu cầu, quy tắc trò chơi sẽ được giải thích. Đó là, chúng nên làm những gì chúng nói với nhóm trưởng. Những đứa trẻ cố gắng chơi khó nhóm trưởng sẽ rơi vào cái bẫy của chính mình. Điều này sẽ dạy chúng đối xử với người lãnh đạo một cách nghiêm túc và có trách nhiệm.

3. Tạo nên một câu chuyện

Trò chơi này giúp trí tưởng tượng phát triển hoàn hảo. Đứa trẻ sẽ được đưa cho một danh sách các từ không liên quan đến nhau. Yêu cầu của trò chơi là hãy tạo ra một câu chuyện liên kết các từ này lại. Ví dụ: rừng, bánh, trà, xe, sóng, mặt trăng, ghen tị, lông thú, trần nhà, tuyết.

Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trí tưởng tượng của con trẻ thú vị như thế nào!

4. Thổi tắt nến

Trò chơi này cũng nhằm mục đích dạy thở sâu. Hít vào bằng mũi, căng bụng và từ từ thổi hơi ra bằng miệng để thổi tắt một ngọn nến. Khi đứa trẻ hiểu tất cả các hướng dẫn này, hãy bảo chúng ngồi xuống cách ngọn nến đang được đặt trên bàn 2 mét.

Đứa trẻ không thể đứng lên, tiếp cận hay thậm chí nghiêng về phía ngọn nến. Chúng phải cố gắng thổi tắt ngọn nến cách đó 2m. Trò chơi không kết thúc chừng nào ngọn nến chưa được thổi tắt.

5. Khen ngợi

Đây là một trò chơi nhóm khác. Sắp xếp những đứa trẻ ngồi thành vòng tròn và bảo chúng thử khen người bạn bên cạnh trong khi nhìn vào mắt họ. Người bạn bên cạnh phải cảm hơn và khen người bạn ngồi bên cạnh tiếp theo, cứ như vậy.

Xem thêm: Tổng Hợp 3 Cách Lấy Lại Mk Garena Khi Quên Đơn Giản 2022, Cách Lấy Lại Mật Khẩu Garena

Một số đứa trẻ sẽ thấy khá khó khăn trong việc khen ngợi người khác, có thể chúng cần giúp đỡ bằng câu hỏi dẫn dắt hay bằng một ví dụ khi bạn khen ai đó. Chúng có thể học hỏi được rất nhiều vì khen ngợi là cả một nghệ thuật.

6. Đoán xem chuyện gì đã xảy ra

Tìm một bức tranh hay hình chụp về một số tình huống trong cuộc sống, chẳng hạn như trao giấy chứng nhận khen thưởng cho một cá nhân. Hãy hỏi con bạn về điều gì xảy ra trước đó, và theo chúng, những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Trò chơi này giúp phát triển logic và trí tưởng tượng. Câu chuyện càng chi tiết thì càng tốt. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi dẫn dắt để giúp đỡ.

7. Cùng nhau tạo ra một câu chuyện

Trò chơi này dành cho một nhóm trẻ em. Mỗi người ngồi trong một vòng tròn, và bạn sẽ là người hướng dẫn. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện như thế này: “Ngày xửa ngày xưa…”. Đứa trẻ kế bên bạn sẽ tiếp tục câu chuyện và cứ thế, mỗi đứa trẻ sẽ thêm vào câu chuyện một câu. Khi đến lượt mình, bạn có thể lái cốt truyện theo một hướng hợp lý hơn. Trẻ em rất thích trò chơi này, quan trọng nhất, nó giúp trí tưởng tượng của chúng hoạt động hiệu quả.

8. Đánh cờ

Các loại cờ như cờ tướng, cờ vua, cờ gánh,… đều là những trò chơi mang tính tư duy chiến thuật rất cao. Loại trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển được tư duy logic, khả năng quan sát và năng lực giải quyết vấn đề ở con bạn. Nếu có cơ hội hãy dành thời gian hướng dẫn và chơi cùng trẻ thường xuyên bạn nhé.

9. Giải đố

Tất cả những gì trẻ cần là một cây bút chì và một vài câu đố. Câu đố dạng cờ ca-rô hoặc giải ô chữ buộc trẻ phải vận dụng khả năng tư duy logic để tìm ra bước đi tiếp theo và suy luận được chiến thuật của đối phương. Trong khi đó, trò chơi mê cung yêu cầu ở trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và những câu đố phức tạp hơn như Sudoku sẽ là một thách thức không nhỏ với trí tuệ của trẻ.

10. Giải khối rubik – rèn luyện khả năng ghi nhớ

Rubik là một “khối nhựa nhiều màu” đã “đốn tim” hàng triệu trẻ em trên thế giới trong nhiều năm qua. Để giải được một khối rubik, trẻ cần ghi nhớ vị trí của các ô màu để di chuyển sao cho 6 mặt trở về đồng màu. Với trẻ nhỏ, việc lần đầu chơi rubik sẽ khiến trẻ khá lúng túng và gặp nhiều trở ngại. Do đó cha mẹ có thể giúp con giải quyết từ từ từng tầng một cho đến khi trẻ thuần thục. Hoặc nếu phụ huynh cũng không biết cách giải rubik thì trên mạng có sẵn rất nhiều video hướng dẫn chơi trò này. Việc cho trẻ chơi rubik giúp tăng khả năng tư duy logic và khả năng ghi nhớ cho trẻ để giải quyết vấn đề.


11. Giải mê cung – kích thích khả năng suy luận

Giải mê cung là trò chơi được nhiều trẻ em trên thế giới yêu thích với hàng triệu phiên bản khác nhau. Ở trò chơi này, con trẻ cũng cần vận dụng tối đa khả năng ghi nhớ, suy luận, liên tưởng để tìm ra đường đi đúng. Các phụ huynh nên động viên, khích lệ để con tìm ra đáp án chứ không nên trợ giúp con quá nhiều.

Trò chơi dân gian

Các trò chơi dân gian sẽ đem lại một tuổi thơ đáng nhớ và sự phát triển lành mạnh cho trẻ nhỏ.

1. Oẳn tù tì

Trò chơi này cần 2 người trở lên tham gia. Tất cả cùng nắm tay thành nắm đấm rồi đồng thanh hô “Oẳn tù tì ra cái gì là ra cái này”.

– Đấm: Ai ra đấm thì thắng người ra kéo

– Kéo: Ai ra kéo thì thắng người ra lá

– Lá: Ai ra lá thì thắng người ra đấm

– Ra giống nhau là hòa

Trò chơi đơn giản này không những có tác dụng giải trí rất thú vị mà còn giúp con trẻ rèn luyện tinh thần phản xạ và sự phán đoán nhanh nhạy. Ba mẹ nên thông qua trò chơi này để dạy con những quy luật như: cái kéo trong thực tế có thể cắt giấy, tờ giấy có thể dùng để bọc đồ đạc…

2. Cá sấu lên bờ

Đây là trò chơi giúp các con nâng cao tinh thần tập thể, tăng sự vận động, nhanh nhẹn, nên chơi ở ngoài trời (sân, vườn). Các con nên rủ 4-8 bạn cùng tham gia trò chơi này.

Để bắt đầu chơi, ba mẹ hãy dùng phấn để vẽ “bờ” lên nền gạch. Các con oẳn tù tì, ai thua sẽ phải làm “cá sấu”. Những người thắng sẽ làm dân thường, đứng trên “bờ”. Dân thường ‘chọc tức’ cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò 1 hoặc 2 chân xuống “nước” rồi vỗ tay hát “cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì lại nhảy lên bờ. Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc 2 người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ làm cá sấu qua trò chơi oẳn tù tì.

3. Chim bay cò bay

Trò chơi này rất thích hợp để các con nhỏ học mẫu giáo vừa vận động vừa luyện phản xạ. Các con đứng thành một vòng tròn, người quản trò đứng giữa. Đặc điểm của chim là biết bay, vậy nên khi quản trò hô “Chim bay” (Đồng thời giời co chân, giang tay như chim đang bay) thì các con đứng xung quanh cũng phải làm theo. Để đánh lừa, quản trò sẽ hô những câu như “Ghế bay”, “Áo bay”, “Chổi bay”… nếu các con bị giật mình mà giơ tay-co chân lên thì sẽ bị thua. Hình phạt cho người thua là nhảy lò cò từ đầu sân đến cuối sân hoặc các hình phạt thú vị khác.

4. Kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ là một trò chơi có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, nó đặc biệt thích hợp với những bé nhỏ tuổi. Hãy cầm tay bé kéo qua đẩy lại kèm theo lời hát quen thuộc:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ”

Trò chơi này giúp con vận động nhẹ nhàng nên rất tốt cho sức khỏe, ba mẹ hãy dành thời gian chơi với con mỗi ngày nhé.

5. Chi chi chành chành

Trong trò chơi này, một trẻ đứng xòe bàn tay ra, những trẻ khác giơ các ngón tay trỏ đặt vào lòng bàn tay đó và đọc nhanh câu đồng dao:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Chấp dế đi tìm

Ù à ù ập.”

Đến chữ “ập” thì trẻ đang xòe tay ra nắm nhanh tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì lại trở thành người đứng xòe tay ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.

6. Bịt mắt bắt dê

Đây là trò chơi dân gian đáng nhớ của hầu hết những ai sinh ra trong thế hệ đầu 9x trở lên. Tuy nhiên, điện thoại thông minh, sự phát triển công nghệ và chương trình học quá nặng đã khiến các trò chơi dân gian trở nên xa lạ với trẻ em ngày nay. Bạn nên dẫn dắt để con có thế tiếp xúc được với những trò chơi truyền thống lành mạnh, vì sự phát triển tốt đẹp của trẻ trong tương lai.

Trò chơi này bạn nên hướng dẫn con chơi cùng nhiều bạn khác. Các bạn tạo thành một vòng tròn lớn vây quanh 1 bạn bị bịt mắt ở giữa. Sau khi dùng khăn bịt mắt, mọi người sẽ chạy xung quanh rồi chạm vào người bịt mắt rồi chạy khi người đó chụp mình. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, thì phải đoán và nói tên của người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt chuyển thành người bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể “lừa” người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, để cho người bị bịt mắt không đoán ra mình là ai. Trò chơi này sẽ rèn luyện thể chất cho trẻ rất tốt và giúp trẻ có thêm nhiều bạn mới.

7. Rồng rắn lên mây

Với trò chơi này, ba mẹ nên cho con chơi ngoài sân rộng (hoặc phòng rộng), bằng phẳng và mời khoảng 5-10 người bạn của con đến chơi. Một trẻ đóng vai “thầy thuốc” và ngồi một chỗ. Một trẻ cao to khỏe nhất (người có khả năng bảo vệ mọi người nhất) sẽ đứng ở đầu, còn các trẻ còn lại sẽ nối đuôi nhau thành một “đoàn rồng rắn” dài đi vòng vèo trong sân, vừa đi vừa đọc:

“Rồng rắn lên mâyCó cây lúc lắcHỏi thăm thầy thuốcCó nhà hay không?”

Khi đọc đến câu “Có nhà hay không?”, đoàn tàu dừng lại trước mặt “thầy thuốc”, thầy thuốc có thể trả lời “Thầy thuốc đi chợ rồi, đi câu cá rồi v.v… (có thể tự chế)”. Nếu vậy đoàn rồng rắn sẽ đi tiếp, vừa đi vừa đọc lại những câu trên. Cho tới khi thầy thuốc trả lời “có” thì cả đoàn sẽ dừng lại để thầy thuốc hỏi chuyện.

Thầy thuốc hỏi:

– Rồng rắn đi đâu?

Người đứng đầu của đoàn rồng rắn trả lời:

– Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.– Con lên mấy?– Con lên một– Thuốc chẳng hay– Con lên hai.– Thuốc chẳng hay.

Cứ thế cho đến khi thầy thuốc trả lời “Thuốc hay vậy”.

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: “Cho xin khúc đầu?”

Người đứng đầu trả lời: “Những xương cùng xẩu”

– Cho xin khúc giữa?

– Chẳng có gì ngon

– Cho xin khúc đuôi?

– Tha hồ mà đuổi.

Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “thầy thuốc” chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm dang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ làm thầy thuốc bắt được “khúc đuôi” thì người bị bắt sẽ đổi vai thành thầy thuốc và chơi lại từ đầu.

Trò chơi đội nhóm, trại hè

Trò chơi truyền nước

Trò chơi hiểu ý đồng đội

Trò chơi tập thể: Hổ – Hoàng tử – Công chúa; Đua thuyền trên cạn; Cùng nhau vượt đích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.