Cơn Bão Số 9 Năm 2006


*

Siêu bão Durian, tức bão số 9 đã đổ bộ vào khu vực Nam Bộ làm thiệt hại nhiều nhân mạng cũng như tài sản. AFP PHOTO

Thiệt hại chính thức bão số 9, được Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Lụt Bão Trung Ương cập nhật đến ngày 7/12 là 73 người chết 31 người mất tích. Công tác tìm kiếm người mất tích trên biển vẫn được tiếp tục cho tới ngày 15/12. Ngoài ra có hơn một ngàn người bị thương do nhà sập hoặc ngói bay tôn đè trúng.

Bạn đang xem: Cơn bão số 9 năm 2006

Tổng số nhà sụp đổ khoảng 35 ngàn căn, nhà tốc mái gần 180 ngàn căn. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 5.200 tỷ đồng tương đương hơn 330 triệu đô la. Những nơi bị thiệt hại nhiều nhất là Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre và Tiền Giang.

Theo Việt Nam Express trong phiên họp ngày 7/12 tại TP.HCM, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qui trách nhiệm một số lãnh đạo tỉnh đã không hết sức đôn đốc người dân phòng chống bão số 9 vì thế thiệt hại quá lớn.

Lãnh đạo tắc trách

Ông Nguyễn Tấn Dũng phê bình nghiêm khắc về chuyện người dân ở nhiều nơi không được thông tin đúng mức. Thủ tướng cho biết trong khi đi thăm những nơi bị bão, thậm chí có bà con kể với ông là họ chỉ nghe loáng thoáng là có bão, đến khi bão đến thổi sập nhà mới chạy ra ngoài thoát thân.

Trong bão số 9 vừa qua ở các tỉnh thành mà lãnh đạo tắc trách để dân chết theo tôi nên kỷ luật cách chức.

Trong phiên họp, phó thủ tướng Trương Vĩnh trọng còn thêm rằng, có lãnh đạo tỉnh còn ngủ ở nhà trong khi bão đang hoành hành trên địa bàn tỉnh mình. Tuy nhiên Việt Nam Express không nói rõ trường hợp mà ông Trọng đề cập là tỉnh thành nào, và chính phủ sẽ có biện pháp kỷ luật nào với cán bộ cao cấp tắc trách.

Một bạn đọc các báo mạng ở TP.HCM trình bày suy nghĩ của mình “Trong bão số 9 vừa qua ở các tỉnh thành mà lãnh đạo tắc trách để dân chết theo tôi nên kỷ luật cách chức.”

Theo báo tuổi trẻ Online, ngày 6/12 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạm hoãn chuyến viếng thăm chính thức Malaysia để thị sát tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Địa phương này bị thiệt hại nặng nhất vì bão số 9, với 34 người chết, 241 người bị thương, gần 4.500 căn nhà sụp đổ hoàn toàn, gần 40 ngàn nhà tốc mái.

Ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng các cấp uỷ Đảng, chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu phải kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm về trách nhiệm trước người dân trong công tác chỉ đạo điều hành thiếu quyết liệt, trong việc kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn và sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.

Theo thủ tướng, tỉnh biết bão mạnh song tại sao lãnh đạo tỉnh không quyết liệt chỉ đạo di dời dân cư sơ tán từ những căn nhà có thể bị sập, tốc mái sang những nhà kiên cố. Thủ tướng cho rằng nếu không cứu được nhà phải cứu người cho bằng được. Ông Dũng cũng yêu cầu lãnh đạo Bà Rịa Vũng Tàu huy động lực lượng tìm kiếm 24 ngư dân còn mất tích và miễn viện phí cho tất cả người dân bị thương đang điều trị tại bệnh viện.

Sự kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Vũng Tàu được một người dân địa phương kể lại: “Ở đây Bà Rịa Vũng Tàu nhà cửa thiệt hại nhiều, chết mấy chục người. Thủ tướng có trực tiếp xuống đây ủng hộ cho đồng bào một số tiền, phẩm vật cứu trợ.”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trích ngân sách trung ương giúp dân có nhà bị sập mỗi nhà 5 triệu đồng, nhà tốc mái 2 triệu đồng và cấp lương thực không để dân bị đói và sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Thủ tướng cũng yêu cầu nhanh chóng khôi phục hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, trạm y tế và trường học. Đặc biệt người đứng đầu chính phủ quan ngại tới chuyện ổn định thị trường không để xảy ra nâng gía các mặt hàng thiết yếu nhất là vật liệu xây dựng.

Thị trường đắt đỏ

Ở đây Bà Rịa Vũng Tàu nhà cửa thiệt hại nhiều, chết mấy chục người. Thủ tướng có trực tiếp xuống đây ủng hộ cho đồng bào một số tiền, phẩm vật cứu trợ.

Tuy thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chỉ đạo như vậy, nhưng theo báo Tuổi Trẻ online ngày 7/12, trong bài ‘Thị trường hàng hoá nơi bão đi qua’ thì nhiều thứ vật dụng cần thiết người dân vùng bão muốn mua cũng không có để mua. Theo tờ báo nhiều vùng sâu của Bà Rịa Vũng Tàu như ở Đất Đỏ, người dân tìm không ra đèn cầy, miền bắc gọi là nến, thậm chí phải nhờ mua từ Saigon. Còn ở Bình Đại nơi thiệt hại nặng nhất tỉnh Bến Tre, người dân khó lòng mua tôn, đinh mũ để lợp lại mái nhà.

Tôn fibro xi măng tăng giá gấp đôi, ngày thường 35 ngàn một tấm nay 65, 70 ngàn. Tờ báo ghi nhận một cửa hàng vật liệu xây dựng ở đường Nguyễn Đình Chiểu, trước cửa dựng 100 tấm tôn fibro xi măng nhưng không chịu bán mà nói là để dùng.

Xem thêm: Letra De Slender Man Là Người Tốt, Tiểu Sử Youtuber Slenderman Là Ai

Báo Người Lao Động điện tử ghi nhận tình trạng lên giá và thiếu hàng vật liệu xây dựng ở Tiền Giang. Vùng Gò Công Đông người dân nghèo tìm mua lá chằm để lợp nhà nhưng không nơi nào bán, loại vật liệu lợp mái này chính là các tán lá dừa được kết lại với nhau nên gọi là lá chằm.

Báo Thanh Niên Online ghi nhận tình hình sau bão ở vùng tâm bão đi qua. Nhà báo mô tả, tối 7/12 trở lại xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại Bến Tre, vẫn thấy một khung cảnh xác xơ sau bão. Nhà cửa nằm rạp theo luồng của cơn bão dữ.

Nhìn những trụ điện cao ngất gãy làm đôi, những hàng tre dày dặc, mạnh mẽ vậy nay xơ xác như bó nan chĩa thẳng lên trời, mới hiểu những ngôi nhà của bà con nông dân ven biển, vốn đã nghèo túng thì có nghĩa lý gì với sức tàn phá của trận cuồng phong.

Bão tan người dân nghèo cố gắng nhặt nhạnh những vật dụng ướt đẫm xem còn xài được thứ gì hay thứ đó. Có lẽ cũng chẳng được bao nhiêu khi tất cả, không bị đè nát thì cũng bị lốc thổi bay tứ tung. Đến mái tôn còn bị xé nát thì mái lá xem như biến mất không còn dấu vết.

Một người dân huyện Bình Đại nói với Đài chúng tôi: “Cứu trợ nhà sập, tróc nóc, khảo sát lại. cứu trợ gạo mì tôm thì phát rồi tiền bạc thì chưa. Nhà sập được 6 triệu, nhà tróc mái thì 3 triệu, đó là chỉ đạo của thủ tướng.”

Nhà báo Thanh Niên Online ghi nhận rằng tỉnh Bến Tre cần 170 tỉ đồng để khắc phục khó khăn. Chủ tịch tỉnh ông Cao Tấn Khổng cho biết đã tạm chi ngân sách 14 tỉ đồng cho công tác khẩn cấp. Tờ Thanh Niên nhận định, điều nan giải nhất hiện nay là tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, cây và lá làm nhà cũng tan hoang vì mưa bão. Xem ra chuyện ăn ở cho người dân vẫn là bài toán khó.

Công tác cứu trợ khẩn cấp cũng được Hồng Thập Tự Việt Nam triển khai, phó tổng thư ký Nguyễn Chí Tuyển nói với Đài chúng tôi:

Cứu trợ nhà sập, tróc nóc, khảo sát lại. cứu trợ gạo mì tôm thì phát rồi tiền bạc thì chưa. Nhà sập được 6 triệu, nhà tróc mái thì 3 triệu, đó là chỉ đạo của thủ tướng.

“Bước đầu chúng tôi cứu trợ 230 triệu và 1.600 thùng hàng cho các nơi. Sau đợt này khảo sát về chúng tôi sẽ tiếp tục đợt 2. Chúng tôi vui mừng loan báo là toà đại sứ Mỹ cho biết sẽ giúp Chữ Thập Đỏ Việt Nam 100 ngàn đô la để cứu trợ nạn nhân bão số 9.”

Bài học sau cơn bão

Trở lại hội nghị ngày 7/12 tại TPHCM nơi chính phủ làm việc với 12 tỉnh thành phố bàn biện pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 9. Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Tiền Giang điều tra làm rõ trường hợp 24 người mất tích do sự tắc trách của các chủ đáy cá.

Khi có bão nhiều chủ đáy xin phép cho tàu ra đón người ở đáy vào bờ, nhưng thực chất là ra để chở rất nhiều cá vào mà không chở người. Khoảng 75 người đã ở lại giữ đáy trong cơn bão và vì thế có 24 người mất tích cho đến nay. Vụ này có thể khởi tố hình sự.

Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng phát biểu tại hội nghị rằng, trung ương đã thấy trước tính phức tạp của bão, nên chỉ đạo các địa phương chống bão phải thật khẩn trương, quyết liệt nhưng các địa phương vẫn chủ quan.

Ngay như trường hợp đảo Phú Quí nơi bão trực tiếp đi qua, tất cả 13 thường vụ tỉnh uỷ Bình Thuận đều ở trong đất liền, không có một người nào ra trực tiếp chỉ đạo giúp huyện đảo. Tuy vậy chính phủ biểu dương huyện đảo Phú Quí bảo vệ được sinh mạng người dân, dù có đến 800 tàu thuyền bị đánh chìm.

Những điều rút ra trong hội nghị được báo chí ghi nhận, chính phủ và ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương đã gởi tổng cộng 22 công điện cho các tỉnh. Nhưng nhiều tỉnh không quyết liệt vì cho rằng bão sẽ không đến địa phương mình. Theo Việt Nam Express và Người Lao Động Online, trước bão gần 13 ngàn tàu thuyền với hơn 68 ngàn ngư dân đã về được nơi trú ẩn.

Các tỉnh di dời hơn 100 ngàn dân về nơi an toàn, thế nhưng sự phức tạp trong diễn biến đường đi cơn bão số 9, cộng với sự kiện khu vực nam trung bộ và nam bộ là nơi ít khi có gió bão thiếu kinh nghiệm phòng chống tâm lý lơ là, nên thiệt hại vẫn nặng nề về người và của.

Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng quyết định xuất ngay 150 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương, người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng, từ nay công tác dự báo bão phải chính xác hơn nữa và gắn kết chặt với đài phát thanh, truyền hình để thông báo đến dân chúng được rộng rãi hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.