Những câu chuyện cổ tích nói về lòng tự trọng

Bạn không thể chạm tới, nhưng điều này ảnh hưởng tới cảm giác của bạn. Bạn không thể tự nhìn thấy, nhưng nó có thể xuất hiện khi bạn nhìn vào hình ảnh của mình ở trong gương. Bạn không thể nghe thấy, nhưng có thể cảm nhận được nó khi bạn nói với chính mình hoặc nghĩ về bản thân mình.Điều bí ẩn đó là gì? Đó chính là lòng tự trọng của bạn!


*

Ảnh minh họa

Thế nào là lòng tự trọng?

Tự trọng cũng tương tự như là cách chúng ta cảm thấy và trân trọng bản thân (giá trị cá nhân) và cách bạn thích thú hoặc lo lắng về mọi điều.Sự quý trọng (“Esteem”) nghĩa là quý trọng ai đó hoặc điều gì đó là quan trọng, đặc biệt hoặc có giá trị. Ví dụ, nếu bạn thật sự ngưỡng mộ ba của bạn mình bởi vì ông đã tình nguyện tham gia cứu hỏa ở đám cháy trong khu chung cư, điều đó có nghĩa là bạn đánh giá rất cao giá trị của ông ấy. Và chiếc cúp thể thao đặc biệt được trao cho thành viên chơi xuất sắc nhất trong đội, thường được gọi là cúp danh giá. Điều đó cũng có nghĩa là chiếc cúp tượng trưng cho những cống hiến quan trọng trong sự thành công của đội tuyển.“Self” có nghĩa là chính bản thân mình. Vì vậy, khi đặt hai từ này cùng với nhau, chúng ta sẽ rất dễ dàng hiểu được ý nghĩa của từ “self-esteem” – đó là cách chúng ta tự đánh giá giá trị của chính bản thân mình và bản thân chúng ta quan trọng như thế nào. Đó cũng thể hiện cách nhìn nhận của bạn về bản thân mình và về những điều mà bạn có thể làm được.Lòng tự trọng không phải là sự khoe khoang, mà thể hiện nhận thức của chính bạn về điều mà mình có thể làm tốt và những điều còn chưa tốt. Rất nhiều người chú tâm đến việc mình thích mọi người hoặc những điều xung quanh mà không tìm hiểu về việc họ có thích chính bản thân mình không.Điều đó cũng không có nghĩa là bạn tự cho mình là người hoàn hảo, vì thực sự không có ai là hoàn hảo. Cho dù bạn nhận thấy rõ ràng một số đứa trẻ dường như xuất sắc trong mọi điều, bạn vẫn có thể chắc rằng cũng có những thứ họ có thể làm rất tốt và cũng có những thứ sẽ là rất khó khăn cho chính người đó khi thực hiện.Điều quan trọng nhất khi đề cập đến lòng tự trọng là nghĩ về bản thân một cách tích cực và thực tế, có nghĩa là đó là điều chân thực. Vì vậy nếu như bạn có thể nhận biết được là bạn có thể chơi đàn piano rất tốt nhưng lại không giỏi vẽ tranh, điều đó có nghĩa là bạn vẫn có khả năng đánh giá bản thân mình và có lòng tự trọng cao.Bạn đang xem: Những câu chuyện cổ tích nói về lòng tự trọng

Tại sao lòng tự trọng lại rất cần thiết?

Lòng tự trọng không giống như là một đôi giày thể thao rất đẹp mà bạn thực sự muốn, nhưng phải chờ đến sinh nhật tiếp theo của mình để có được. Tất cả mọi đứa trẻ đều có lòng tự trọng và việc có một lòng tự trọng lành mạnh và tích cực là vô cùng quan trọng. Điều đó có thể giúp bạn ngẩng cao đầu và cảm thấy tự hào về bản thân mình và về điều mà bạn có thể làm được, kể cả khi mọi thứ có thể không hoàn toàn luôn tốt đẹp.Lòng tự trọng cũng tiếp thêm cho bạn thêm can đảm để thử những cái mới và có thêm năng lực để tin vào chính mình. Nó khiến bạn tôn trọng chính bản thân mình kể cả khi bạn mắc phải sai lầm. Khi bạn tôn trọng giá trị của chính mình, người lớn và những đứa trẻ khác cũng sẽ tôn trọng bạn.Có lòng tự trọng tích cực có thể giúp bạn học cách đưa ra những quyết định lành mạnh về cơ thể và nội tâm của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bản thân sự tồn tại của bạn là quan trọng, bạn sẽ không làm theo đám đông khi hành động mà nhóm người đó đang làm là sai lầm hoặc nguy hiểm. Nếu như bạn có lòng tự trọng, bạn sẽ có thể tin tưởng rằng bạn có đủ khả năng và trí tuệ để có được quyết định cho chính bản thân mình. Bạn trân trọng giá trị sự an toàn của bản thân, cảm xúc và cả sức khỏe của bạn. Lòng tự trọng lành mạnh cũng giúp bạn luôn có ý thức rằng mọi khía cạnh trong con người bạn đều cần được chăm sóc và bảo vệ.

Bạn đang xem: Những câu chuyện cổ tích nói về lòng tự trọng

Làm thế nào để trẻ có được lòng tự trọng lành mạnh?

Những đứa trẻ thường không nhìn nhận bản thân chúng theo cách tốt hay xấu. Chúng không nghĩ: ‘Mình thật tuyệt” hoặc cảm thấy lo lắng “Cái khăn này làm cho chân của mình trông thật lạ”. Thay vào đó, chính những người xung quanh giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng. Bằng cách nào? Bằng cách động viên trẻ khi chúng có thể tự bò, đi hoặc nói. Họ thường nói “con làm tốt lắm” hoặc đôi lúc có thể họ chỉ cười và nhìn đầy tự hào. Khi được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, trẻ cũng cảm thấy mình được yêu quý và có giá trị.Khi trẻ dần lớn lên, sự cố gắng của chính bản thân bé có vai trò quan trọng hơn trong việc hình thành lòng tự trọng của trẻ. Làm việc chăm chỉ để hoàn thành bài tập, đạt điểm cao trong bài thi môn toán hoặc biết cách chơi một môn thể thao mới, tất cả những điều đó có thể khiến cho trẻ tự hào về những cố gắng của mình. Một vài đứa trẻ không phải là một vận động viên tài năng, nhưng là có năng khiếu về đọc hoặc biết cách làm những trò ảo thuật hoặc luôn giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh. Tất cả những gì mà trẻ có thể làm được đã giúp bé có cảm nhận tốt về bản thân mình.Gia đình và những người xung quanh ví dụ như huấn luyện viên, giáo viên, bạn cùng lớp…cũng giúp trẻ hoàn thiện lòng tự trọng. Họ có thể hoặc giúp trẻ biết cách làm điều gì đó hoặc chú ý tới những điểm tốt của trẻ. Họ có thể là người luôn tin tưởng trẻ và động viên trẻ cố gắng thử lại sau thất bại lần đầu tiên. Tuy nhiên, chính trẻ là người học cách nhìn nhận bản thân mình theo một cách tích cực, cảm thấy tự hào về những gì mà bản thân chúng đã làm và tự tin về rất nhiều điều mà chúng có thể làm được.

Khi ý thức về lòng tự trọng của trẻ chưa cao

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng những đứa trẻ ý thức về lòng tự trọng còn thấp, thường không đánh giá cao bản thân hoặc luôn luôn phê bình bản thân chúng. Điều đó có thể được gọi là lòng tự trọng tiêu cực không lành mạnh và điều đó đối lập với lòng tự trọng tích cực và lành mạnh. Có thể đôi lúc bạn cảm thấy chính mình không ổn hoặc không nghĩ là sự tồn tại của bạn là quan trọng. Đối với trẻ, chúng sẽ cảm thấy như vậy nếu không nhận được sự động viên đầy đủ của cha mẹ về những việc chúng làm, mà thậm chí còn thường xuyên bị la mắng. Hoặc là lòng tự trọng của trẻ có thể bị tổn thương ở lớp, khi giáo viên hoặc là các bạn cùng lớp có thể khiến bé nghĩ rằng mình không thông minh hoặc là có một bạn nào đó đã có những nhận xét rất thiếu thiện chí về những hành động và cách cư xử của con bạn và làm tổn thương niềm tin của bé vào bản thân.Đối với một vài bé, việc học ở lớp thực sự là rất khó để có thể đạt điểm mà chúng muốn. Điều đó cũng có thể khiến trẻ cảm thấy tệ về chính bản thân mình và lòng tự trọng của chúng vì thế mà bị tổn thương. Bên cạnh đó, khi một vài em bé đạt được những thành tích cao và được khen thưởng, những em bé khác cũng có thể sẽ nghĩ rằng chúng không tốt hoặc có điều gì đó chưa ổn. bạn cùng lớp có thể khiến bé nghĩ rằng mình không thông minh hoặc là có một bạn nào đó đã có những nhận xét rất thiếu thiện chí về những hành động và cách cư xử của con của bạn và làm tổn thương niềm tin của bé vào bản thân.Một số trẻ vốn có lòng tự trọng lành mạnh và tích cực, nhưng chính môi trường sống đã làm thay đổi điều đó, ví dụ như:

Nếu một trẻ mới chuyển đến và không thể kết bạn ở trường học mới ngay sau đó, chúng có thể cảm thấy mình không phải là một người bạn tốt.

Một trẻ xuất thân trong một gia đình có bố mẹ ly hôn có thể nghĩ rằng đó là lý do ảnh hưởng tới lòng tự trọng của chúng. Chúng có thể cảm thấy buồn khi ba mẹ không tham gia cổ vũ khi chúng chơi game, hoặc đôi lúc chúng luôn cảm thấy có lỗi và nghĩ rằng nếu chúng luôn giữ phòng ngăn nắp hoặc ngoan hơn, bố mẹ của chúng có lẽ đã không ly hôn.

Những trẻ có diện mạo bên ngoài khác với những trẻ khác thường không có thiện cảm về bản thân vì nhận ra mình khác biệt mọi người hoặc là bị các bạn đem ra làm trò đùa.

Một trẻ bị ốm, ví dụ như bị ung thư, tiểu đường hoặc bệnh hen có thể luôn cảm thấy không tự tin về bản thân mình.

Những trẻ nhận ra sự khác biệt và cảm thấy mình không thể đọc tốt bài báo cáo trên lớp, sẽ có thể dần mất đi tự tin và luôn nghĩ về những điều mà trẻ không thể làm được.

Thậm chí việc trải qua một số thay đổi sinh lý-điều xảy ra với tất cả những trẻ khác, cũng có thể ảnh hưởng tới lòng tự trọng của trẻ.

​Củng cố lòng tự trọng của bạn

Tất nhiên, cảm xúc của bạn có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, nhưng có lòng tự trọng không lành mạnh và không tích cực là không ổn. Cảm giác mình thật tệ sẽ luôn khiến bạn cảm thấy tệ hoặc là ngăn cản bạn thử những cái mới. Nó cũng cản trở bạn trong việc kết bạn và những cố gắng của bạn ở trường.Có một lòng tự trọng tích cực luôn là một phần rất quan trọng để có thể trưởng thành. Khi bạn lớn dần lên và đối diện với những và quyết định quan trọng và khó khăn, đặc biệt là rất áp lực, bạn càng cần phải có lòng tự trọng cao. Thích chính mình là vô cùng quan trọng!Nếu bạn nghĩ rằng bạn chưa có ý thức cao và chưa đúng đắn về lòng tự trọng, bạn nên trò chuyện và tâm sự với người lớn. Họ có thể giúp bạn có những ý tưởng hay để có thể xây dựng và củng cố lòng tự trọng của bạn.Lòng tự trọng cũng có thể được củng cố nếu bạn cố gắng làm những điều mà bạn nghĩ rằng rất khó đối với mình, nhưng rồi cố gắng đó khiến bạn làm tốt điều đó. Khi bố mẹ, gia đình và những người xung quanh hãy kiên nhẫn động viên, cổ vũ và giúp đỡ bạn để bạn có thể mau tiến bộ. Khi bạn bắt đầu làm tốt, lòng tự trọng của bạn sẽ dần được phục hồi và củng cố.Dưới đây là một số cách khác bạn có thể thử để củng cố và trau đồi lòng tự trọng:

Xây dựng một danh sách những thứ mà bạn làm tốt. Nó có thể là bất cứ điều gì từ vẽ, hát, chơi một môn thể thao nào đó hoặc là khiếu hài hước. Nếu bạn gặp khó khăn khi xây dựng danh sách đó, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ. Sau đó hãy thêm vào danh sách những điều mà bạn muốn mình sẽ làm tốt. Ba mẹ của bạn cũng có thể giúp bạn có dự định và tìm ra cách để làm được những điều phù hợp với kĩ năng và tài năng của bạn.

Xem thêm:

Hãy khen bản thân mình ít nhất ba lần một ngày. Đừng chỉ nói là “mình thật tuyệt” mà hãy đề cập thật cụ thể về những điều mà bạn thích ở bản thân mình. Ví dụ “hôm nay, mình đã là bạn tốt của Jill” hoặc là “mình đã làm bài thi tốt hơn là mình nghĩ”. Và theo cách đó trước khi bạn đi ngủ, hãy nhớ lại ba điều trong ngày đã làm cho bạn hạnh phúc hoặc cảm thấy thực sự biết ơn.

Hãy luôn ghi nhớ cơ thể bạn thuộc về chính bạn, bất kể là hình dáng, kích thước và màu sắc. Nếu bạn lo lắng về cân nặng hoặc là vóc dáng của bản thân, bạn có thể hỏi bác sĩ để chắc chắn là bạn khỏe mạnh. Hãy luôn nhắc nhở bản thân là mình rất tuyệt giống như là “chân của mình thật là khỏe, mình đã có thể đứng rất lâu”.

Hãy nhớ có những điều về bản thân bạn không thể nào thay đổi được.Bạn nên chấp nhận và yêu quý chính điều đó, ví dụ như cân nặng hoặc màu da, vóc dáng…đó là những điều đã thuộc về bạn.

Hãy để bản thân tự dừng lại khi nghe những nhận xét thiếu thiện chí.Hãy luôn nhắc nhở bản thân ghi nhớ về những điều mà bạn làm tốt, nếu bạn không thể nghĩ ra, hãy hỏi bạn bè và những người xung quanh. Bạn cũng hoàn toàn có thể học những kĩ năng mới ví dụ như “karate, nhảy, hoặc chơi các dụng cụ âm nhạc” để mình có thể làm tốt những điều đó và cảm thấy tự tin hơn.

Thông qua việc tập trung vào những điểm tốt và những phẩm chất tốt của bạn, bạn sẽ dần học được cách yêu quý và chấp nhận bản thân mình – đó là yếu tố quan trọng nhất để củng cố lòng tự trọng. Việc trân trọng những giá trị của bản thân sẽ giúp bạn ngày một trưởng thành.Một phần của việc lớn lên là học cách tập trung vào sức mạnh và chấp nhận cũng như cải thiện điểm yếu của mình – và đó chính là lòng tự trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.