Quyền lợi của bảo hiểm xã hội

Một trong những vấn đề mà người lao động rất quan tâm khi tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như tự nguyện đó là quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy theo quy định hiện hành thì người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có những quyền lợi gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết của ACC.

Bạn đang xem: Quyền lợi của bảo hiểm xã hội

*


1. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có 5 chế độ là chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Với mỗi chế độ sẽ mang đến người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc những quyền lợi khác nhau nếu đủ điều kiện hưởng theo quy định. 

Các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể kể đến như:

1.1. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau mang đến cho người tham gia lợi ích là được nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó, chế độ ốm đau hỗ trợ người lao động một phần chi phí điều trị bệnh, đảm bảo một phần thu nhập để người lao động có thể duy trì cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể giúp người lao động nhanh chóng trở lại làm việc, ổn định cuộc sống khi phải nghỉ việc vì ốm đau, bệnh tật. Cụ thể, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thuộc Điều 24 và đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động có thể được hưởng các quyền lợi sau:

Nghỉ hưởng chế độ ốm đau đối với người tham gia Đối với lao động bình thường: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, cụ thể là:

+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm

+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên

Đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng như sau:

+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm

+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

Nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi con ốm đauThời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Mức hưởng chế độ ốm đau– Trường hợp NLĐ mới bắt đầu làm việc hoặc NLĐ trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.

– NLĐ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hết 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn như sau:

Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đauTrường hợp NLĐ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

 1.2. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí đảm bảo cho người lao động có một khoản thu nhập khi người lao động về già yếu và không còn đủ sức lao động để tạo ra thu nhập nữa. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, hình thức hưởng chế độ hưu trí là lương hưu và BHXH một lần.

Xem thêm: Review Phim : Huyền Thoại Người Con Gái Tập 15 Vietsub, Her Legend (2013)

Bạn đọc tham khảo cách tính lương hưu tại bài viết này Cách tính lương hưu tham gia bảo hiểm xã hội mới nhất

1.3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ chế độ thai sản

Chế độ thai sản nhằm đảm bảo thu nhập của lao động nữ trong khoảng thời gian họ nghỉ do mang thai và sinh con khiến họ không thể làm việc. Chế độ thai sản mang đến sự an tâm cho người lao động, tạo điều kiện để đảm bảo sức khỏe cho lao động cũng như con của họ. Người lao động hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khi để đi khám thai, sinh con, nuôi con mà vẫn được hưởng lương.

Nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thuộc Điều 30 và đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động có thể được hưởng một số quyền lợi nổi bật như:

Nghỉ hưởng chế độ khi khám thaiLao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Nghỉ hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.Lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

– 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

– 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

– 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

– 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Nghỉ hưởng chế độ khi sinh con– Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh là 6 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

– Vợ sinh con: lao động nam đang đóng BHXH sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc. Nếu sinh mổ hoặc con dưới 32 tuần tuổi thì được nghỉ 07 ngày. Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc. Nếu vợ sinh đôi trở lên mà sinh mổ thì được nghỉ 14 ngày làm việc

– Con chết sau khi sinh: nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng.

– Mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

Mức hưởng chế độ thai sảnMức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

1.4. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trong quá trình làm việc, nhiều trường hợp người lao động gặp tai nạn, bệnh nghề nghiệp khiến họ mất sức lao động hoặc sức lao động giảm sút. Khi tham gia chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ chia sẻ bớt những rủi ro trên thông qua việc họ được hưởng các chế độ trợ cấp và thời gian nghỉ ngơi khi gặp rủi ro tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng từ chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 43 và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 45 hoặc 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2018 như sau:

Trợ cấp một lần: Khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần bằng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.