Thuận lợi và khó khăn của nhượng quyền thương mại

(PLBQ). Sau sự kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến và hội nhập mạnh mẽ với xu hướng kinh tế toàn cầu.


Phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, phương thức kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam. Vậy ưu nhược điểm của kinh doanh theo mô hình này là gì?

*

Định nghĩa nhượng quyền thương mại ở thế giới và Việt Nam

Nhượng quyền thương mại được dùng để chỉ một phương thức kinh doanh. Do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia nên các định nghĩa về nhượng quyền thương mại thường khác nhau. Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra định nghĩa nhượng quyền thương mại (NQTM) như sau:

"Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình

Theo định nghĩa trên, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền.

Bạn đang xem: Thuận lợi và khó khăn của nhượng quyền thương mại

Định nghĩa nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU): NQTM là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng".

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Theo đó, bản chất của nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh liên quan đến việc cho phép sử dụng nhãn hiệu, chuyển giao bí quyết, công nghệ và sự đồng nhất của các đơn vị kinh doanh riêng biệt trong cùng hệ thống kinh doanh.

Đặc điểm của nhượng quyền thương mại

Thứ nhất, chủ thể của quan hệ NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước ngoài. Trong thực tế, đa số các bên tham gia quan hệ NQTM là thương nhân. Có thể có hai bên hoặc nhiều bên tham gia vào quan hệ NQTM. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau và tự chịu trách nhiệm đối với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ hai, đối tượng của NQTM là quyền thương mại. Nội dung của khái niệm quyền thương mại phát triển rất phong phú và có mối liên hệ đặc biệt với các đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT). Nội dung của quyền thương mại có thể khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại hình NQTM và thoả thuận giữa các bên. Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, bí mật kinh doanh… và quyền kinh doanh theo mô hình, với phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền… Quyền thương mại là một sự kết hợp các yếu tố nêu trên, từ đó tạo nên sự khác biệt của cơ sở kinh doanh trong hệ thống NQTM, giúp phân biệt với các cơ sở kinh doanh khác là đối thủ cạnh tranh. Sự lựa chọn và cách sử dụng các yếu tố này cấu thành một khía cạnh cơ bản của chính sách chung của doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh cạnh tranh.

Thứ ba, NQTM là hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất. Theo đó, bên nhận quyền phải tuân thủ mô hình NQTM. Trong hoạt động NQTM, bên nhượng quyền và các bên nhận quyền cùng tiến hành kinh doanh trên cơ sở cùng khai thác quyền thương mại. Điều đó tạo ra một hệ thống thống nhất. Tính thống nhất thể hiện ở:

Thống nhất về hành động của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền. Các thành viên trong hệ thống NQTM phải thống nhất về mọi hành động nhằm duy trì hình ảnh đặc trưng và duy trì chất lượng đặc trưng của sản phẩm/dịch vụ;Thống nhất về lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền. Lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc tiến hành hoạt động kinh doanh tốt hay xấu của bất kỳ một thành viên nào trong hệ thống NQTM đều có thể làm tăng hay giảm uy tín của toàn bộ hệ thống, từ đó sẽ gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của các thành viên còn lại.

Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và nhận quyền là mối quan hệ mang tính bổ sung lẫn nhau. Trong khi bên nhượng quyền cung cấp các tài sản chủ chốt thì bên nhận quyền lại là người thực hiện các chức năng như marketing và phân phối. Bên nhượng quyền là bên nắm giữ hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, sở hữu dồi dào các tài sản trí tuệ và các bí quyết công nghệ trong ngành công nghiệp nó đang hoạt động, trong khi bên nhận quyền lại là bên có hiểu biết sâu về thị trường địa phương cũng như các phương pháp quản lý một doanh nghiệp tại đó. Hình thức NQTM là sự kết hợp giữa việc quản lý tập trung các hoạt động nước ngoài cùng các phương pháp kinh doanh tiêu chuẩn hoá với các kỹ năng của doanh nghiệp trong nước, những người có khả năng linh hoạt để đương đầu với các điều kiện thị trường trong nước.

So sánh giữa nhượng quyền thương hiệu và nhượng quyền thương mại

Hiện nay, khái niệm “Thương hiệu”, “Nhượng quyền thương hiệu” được sử dụng rộng rãi, phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế toàn cầu, tuy nhiên pháp luật Việt Nam đến nay chưa đề cập cụ thể hai khái niệm trên. Thương hiệu, trong tiếng Anh là “Brand”, và nhãn hiệu là “Trademark” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng trên thực tế nhiều người vẫn hiểu theo hướng đồng nhất. Khi nghiên cứu về mặt từ ngữ, “thương hiệu” là một khái niệm có nội hàm rộng hơn khái niệm “nhãn hiệu”.

Theo đó, “Nhãn hiệu” là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, còn “Thương hiệu” từ cách nhìn của người tiêu dùng, đó là sự cảm nhận và chứng nhận của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu sản phẩm, là mọi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng về cái tên đó.

Như vậy, để nhận biết một thương hiệu, mỗi người phải sử dụng cả một quy trình nhận thức gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính mới có thể xác định chính xác về thương hiệu. Đây cũng là một đặc điểm khác biệt cơ bản giữa “Nhãn hiệu” và “Thương hiệu”.

Nhượng quyền thương hiệu” có thể hiểu gồm 2 hoạt động: nhượng quyền sở hữu thương hiệu và nhượng quyền sử dụng thương hiệu.

Còn trong NQTM, bên nhượng quyền dù chỉ chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (một đối tượng Sở hữu công nghiệp), nhưng kèm theo đó lại chuyển giao bí quyết kinh doanh, quy trình sản xuất sản phẩm, hệ thống quản trị, huấn luyện…cho bên nhận quyền, kèm theo bên nhượng quyền còn có nghĩa vụ kiểm soát, hỗ trợ toàn diện khi đã chuyển giao xong, cơ sở nhận quyền đi vào hoạt động. Như vậy, hai hình thức này hoàn toàn khác biệt nhau về khái niệm, đối tượng và phạm vi chuyển giao, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh.

Ưu điểm của nhượng quyền thương mại

* Đối với bên nhận quyền

Giảm thiểu rủi ro:

Mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm thiểu rủi ro. Đa số những nghiên cứu về mức độ thành công của các cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới đều kết luận rằng việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại cao. Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh. Nếu không thể cạnh tranh với thị trường, cơ sở kinh doanh sẽ dễ dàng bị phá sản.

Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần thất bại. Do đó, loại hình kinh doanh bằng nhượng quyền sẽ giúp bên nhận quyền giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào thị trường.

Nâng cao khả năng thành công:

Một lợi ích khác không kém phần quan trọng đó chính là việc bên nhận quyền được sử dụng các giá trị thương hiệu của bên nhượng quyền. Khi hệ thống nhượng quyền càng mạnh, càng có nhiều của hàng được mở ra. Và thương hiệu ngày càng trở nên nổi tiếng vì mọi người có thể nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi. Đây cũng là một chiến dịch quảng cáo hiệu quả góp phần làm tăng doanh số bán ra.

Ngoài ra, bên nhận quyền còn được mua khối lượng lớn sản phẩm hoặc nguyên liệu của bên nhượng quyền với một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn đảm bảo cho sự thành công của bên nhận quyền khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền.

Cơ hội để giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng thành công là những gì mà một nhà kinh doanh khôn ngoan không thể bỏ qua. Và đây là động lực để thúc đẩy họ tham gia vào hệ thống nhượng quyền.

*

Giảm chi phí và mở rộng hoạt động kinh doanh:

Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền.

Xem thêm: Cặp Đôi Ji Sung - Lee Bo Young Profile

Ngày nay, những sự thay đổi trên thị trường diễn ra rất nhanh. Và một lẽ dĩ nhiên là nếu bạn không thay đổi, phát triển và mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng sẽ trôi qua tầm tay. Thật may, hình thức nhượng quyền sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm được.

Tăng giá trị vô hình:

Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền. Vì vậy, cả bên bán và bên mua ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền.

Tăng doanh thu:

Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền thuê quyền thương mại để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hóa doanh thu của mình.

Do vậy, nếu như muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận thì nhượng quyền là một trong những giải pháp tối ưu mà chúng ta nên cân nhắc.

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại

Bên cạnh những lợi ích của việc kinh doanh theo phương thức NQTM thì hình thức này cũng có những rủi ro nhất định. Những doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn độc lập có thể khó chịu khi phải thực hiện theo những yêu cầu và đặc điểm hoạt động nghiêm ngặt của hình thức kinh doanh nhượng quyền.

* Đối với bên nhượng quyền

Việc duy trì, kiểm soát đối với bên nhận quyền có thể gặp khó khăn và sự bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra, bao gồm cả những tranh chấp pháp lý;Đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của bên nhận quyền, cung cấp sự hỗ trợ thường xuyên;Bên nhận quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được, trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai;Việc bảo vệ hình ảnh của bên chuyển nhượng tại thị trường nước ngoài có thể gặp nhiều khó khăn:

Ví dụ: khách du lịch vào uống Highlands Coffee ở Việt Nam có lý do để mong muốn chất lượng, dịch vụ mà họ sẽ nhận như ở New York. Tên Highlands Coffee đảm bảo chất lượng đồng nhất.

Nhưng trong nhượng quyền, chất lượng sẽ khó được đảm bảo. Bên nhượng quyền có thể không đáp ứng đúng về chất lượng như bên nhượng quyền đề nghị. Kết quả là chất lượng kém, doanh thu thấp làm giảm uy tín của thương hiệu trên toàn cầu.

* Đối với bên nhận quyền

Khoản đầu tư hay khoản tiền thuê quyền thương mại ban đầu có thể có giá trị lớn. Bên nhận quyền buộc phải mua nguồn cung, thiết bị, sản phẩm từ bên nhượng quyền;Bên nhượng quyền nắm giữ nhiều quyền hành, trong đó có quyền thỏa thuận giá cả;Số lượng cửa hàng của bên nhượng quyền có thể tăng lên nhanh chóng trong khu vực, từ đó tạo ra các đối thủ cạnh tranh cho bên nhận quyền;Bên nhượng quyền có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp với bên nhận quyền.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khủng hoảng hiện nay, nhượng quyền thương mại đang trở thành một sự lựa chọn hàng đầu do tính hiệu quả và an toàn của nó. Với mức lợi nhuận thu được khổng lồ, khả năng thành công cao và mức rủi ro thấp, nhượng quyền thương mại là một mô hình thích hợp với các doanh nghiệp thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm tại Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.