Giao Dịch Chưa Xác Nhận Trên Blockchain

Có rất nhiều trang web ước lượng mức phí giao dịch của Bitcoin, phổ biến nhất trong số ấy là bitcoinfess.21.co. Tuy nhiên, thuật toán của trang này cũng có lúc dự báo sai lệch hoàn toàn, thậm chí đưa ra lời khuyên phí cao gấp 5 lần con số thực sự. Một chiến thuật hiệu quả được nhiều người sử dụng là lựa chọn mức phí thấp nhất của khối mới được đào lên gần đây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giao dịch Bitcoin của bạn bị pending hoặc mắc kẹt trên Blockchain vì bạn đặt mức phí giao dịch quá thấp. Trong bài viết này, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu phí giao dịch Bitcoin là gì, cơ chế tính phí và làm thế nào để giải quyết các lệnh giao dịch Bitcoin đang pending trên Blockchain nhé.

Bạn đang xem: Giao dịch chưa xác nhận trên blockchain


Nội dung bài viết ẩn
1.Phí giao dịch Bitcoin là gì?
2.Cách tính phí giao dịch Bitcoin
3.Kiểm tra giao dịch trên Blockchain
4.Cách làm giảm phí giao dịch Bitcoin
4.1.Tránh gửi các giao dịch khi mạng đang đông đúc
4.2.Sử dụng ví có hỗ trợ SegWit
4.3.Gộp đầu vào
4.4.Gộp đầu ra
5.Cách ví Bitcoin xử lý phí giao dịch
6.Giao dịch Bitcoin bị pending
6.1.Cách 1: Đợi
6.2.Cách 2: Replace By Fee – RBF
6.3.Cách 3: Transaction acceleration (Bộ tăng tốc giao dịch)
6.4.Cách cuối cùng
7.Liệu giao dịch Bitcoin của tôi có bị kẹt vĩnh viễn trên Blockchain?
8.Kết luận

Phí giao dịch Bitcoin là gì?

Phí giao dịch Bitcoin hay còn gọi là Transaction Fee (Mining Fee – chi phí đào coin) là khoản tiền chủ sở hữu Bitcoin thanh toán cho thợ mỏ bất cứ khi nào họ muốn chuyển tiền đến một địa chỉ Bitcoin khác.

Để xác định phí giao dịch trong blockchain, thợ mỏ sẽ xem xét giao dịch nào có mức phí cao nhất. Không trả đủ lệ phí đôi khi có thể khiến giao dịch của bạn bị kẹt trong một thời gian rất dài.

Cách tính phí giao dịch Bitcoin

Trước đây, phí giao dịch Bitcoin có những quy định khác so với ngày nay. Bạn có thể gửi giao dịch miễn phí nếu nó có kích thước nhỏ hoặc nếu nó được “ưu tiên”. Tuy nhiên, hiện nay, mọi thứ đã thay đổi và mọi giao dịch đều bắt buộc phải trả một khoản phí nếu muốn được xác nhận.

Việc tính toán phí giao dịch Bitcoin sao cho phù hợp không phải là một chuyện đơn giản, cách tính như sau:

Mỗi giao dịch đều có kích thước, giống như kích thước tệp trên máy tính của bạn. Vì muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình, thợ mỏ sẽ ưu tiên các giao dịch có chi phí lớn hơn. Tôi sẽ lấy ví dụ trên một thị trường khác để bạn dễ hiểu hơn.

Khi bạn đến để mua hoặc thuê một căn hộ thường có chi phí cho mỗi mét vuông. Giá căn hộ cũng tương tự như phí giao dịch bạn phải trả. Mức phí chính là chi phí của Bitcoin cho mỗi mét vuông.

Mức phí được đo bằng Satoshi mỗi byte. Có nghĩ là lấy Satoshi (đơn vị nhỏ nhất của tài khoản trong Bitcoin), nhân với bấy nhiêu byte (đơn vị kích thước). Tại bất kỳ thời điểm nào bạn cũng có thể kiểm tra ước tính cho mức phí phải trả cho giao dịch của bạn trong khối tiếp theo. Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào mạng lưới có nhiều giao dịch hay không.

Ví dụ, bạn có thể lên Blockchain.com và nhấn vào block gần đây nhất. Lăn chuột xuống tận dưới cùng và xem thông tin của những giao dịch xếp cuối. Giao dịch mà có mức phí thấp nhất thường có thể được tìm thấy tại đây. Lấy con số đó làm mốc rồi đính kèm vào giao dịch của bạn mức cao hơn đó một chút. Và thế là xong, giao dịch của bạn có khả năng cao là sẽ được bao gồm vào trong block tiếp theo đó.

Người dùng trung bình vẫn khó có thể tính kích thước giao dịch Bitcoin. May mắn thay, ví Bitcoin của bạn sẽ làm điều này cho bạn và đề xuất khoản phí mà bạn phải trả, dựa trên mức phí trung bình trong thời điểm giao dịch.

Kiểm tra giao dịch trên Blockchain

Blockchain Bitcoin không cho biết phí được trả cho mỗi giao dịch một cách rõ ràng. Cách duy nhất để suy ra khoản phí nào cần được người gửi thanh toán là tính toán chênh lệch giữa số lượng Bitcoin được gửi trừ đi số tiền đã nhận và số tiền đã được trả lại như tiền thối.

*

Cách làm giảm phí giao dịch Bitcoin

Có một số cách giúp bạn giảm phí giao dịch Bitcoin:

Tránh gửi các giao dịch khi mạng đang đông đúc

Khi mạng lưới Bitcoin vô cùng đông đúc (ví dụ như khi giá tăng vọt và nhiều người đang tìm mua Bitcoin), người dùng sẽ tăng giá để ưu tiên cho giao dịch của họ. Điều này có thể khiến lệ phí trở nên đắt đỏ hơn. Nếu bạn có thể chờ đến khi mạng lưới ít giao dịch hơn, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Sử dụng ví có hỗ trợ SegWit

SegWit (viết tắt của Segregated Witness) là bản nâng cấp giao thức Bitcoin, chỉnh sửa cấu hình dữ liệu của giao dịch bằng cách tạo ra tệp có kích thước nhỏ hơn. Nhiều ví đã hỗ trợ tính năng này và giúp cắt giảm đáng kể chi phí giao dịch cho trader.

Gộp đầu vào

Bạn càng có nhiều đầu vào để tạo giao dịch, thì kích thước của giao dịch càng lớn và bạn càng phải trả thêm nhiều tiền cho nó. Nếu bạn muốn giữ phí thấp, mỗi lần muốn trade, bạn có thể sửa đổi đầu vào. Điều này được thực hiện bằng cách gửi nhiều đầu vào nhỏ đến địa chỉ bạn sở hữu tại một thời điểm khi mạng lưới đang có phí thấp. Bằng cách này, bạn sẽ giảm đáng kể phí trong tương lai vì bạn sẽ chỉ có một đầu vào.

Gộp đầu ra

Ngoài việc hợp nhất đầu vào, bạn cũng có thể gộp nhiều đầu ra (hoặc thanh toán) cho một giao dịch. Không phải tất cả các ví đều hỗ trợ tính năng này, nhưng nếu ví của bạn cho phép điều này, bạn sẽ có thể gửi thanh toán đến một số địa chỉ trong một giao dịch và như vậy sẽ giúp làm giảm phí bắt buộc.

Cách ví Bitcoin xử lý phí giao dịch

Ví Bitcoin cố gắng đề xuất một khoản phí hợp lý, dựa trên mức độ hiện tại của mạng lưới bitcoin. Một số ví và dịch vụ quản lý các khoản phí kém và có chi phí rất cao, vì vậy những người khác cũng phải tăng chi phí để giao dịch của họ được ưu tiên.

Hầu hết các ví cho phép bạn điều chỉnh phí hoặc ít nhất là đặt mức ưu đãi chung (thấp, trung bình hoặc cao). Như chúng tôi đã nói trước đó, để chọn khoản phí phù hợp, trước tiên bạn sẽ cần phải biết kích thước của giao dịch. Nếu ví của bạn cung cấp cho bạn thông tin đó, thì bạn có thể sử dụng bảng ước tính phù hợp để tìm ra số tiền bạn cần phải trả để nhanh chóng được đóng gói trong khối tiếp theo.

Dưới đây là ví dụ:

Nếu kích thước giao dịch của bạn là 17.000 byte và tại thời điểm giao dịch mức phí trung bình được đưa vào trong khối tiếp theo là 10 Satoshis / byte, bạn sẽ cần phải trả 10 x 17.000. Tức là bạn phải trả 170.000 Satoshis để có cơ hội được đưa vào khối tiếp theo.

Bây giờ chúng ta đã biết phí giao dịch Bitcoin là gì, hãy tìm hiểu xem khi giao dịch Bitcoin bị pending, chúng ta nên làm gì.

Xem thêm: Phần Mềm Từ Điển Tiếng Nhật Miễn Phí Thường Dùng Trên Di Động Hiện Nay

Giao dịch Bitcoin bị pending

Hầu hết người dùng Bitcoin không phải là “chuyên gia tính phí”. Do đó, thường bạn sẽ nghe thấy người ta phàn nàn rằng giao dịch của họ bị mắc kẹt trong tình trạng “chưa được xác nhận” (unconfirmed) hoặc “chờ” (pending), đặc biệt là khi mạng lưới đông đúc và giá của coin đang phục hồi.

Điều gì khiến một giao dịch Bitcoin bị pending

Có 2 nguyên nhân sau:

Bạn không trả một khoản phí đủ cao để thợ mỏ ưu tiên chọn giao dịch của bạn.Bạn đang cố gắng gửi coin từ một giao dịch gửi cho bạn nhưng chưa được xác nhận.

Vậy phải làm gì khi gặp phải tình trạng như vậy? Dưới đây là cách xử lý tình huống:

Cách 1: Đợi

Đôi khi, chờ đợi là điều tốt nhất. Nếu giao dịch của bạn không khẩn cấp, hãy nghỉ ngơi và quên nó trong ít nhất 72 giờ. Khi thợ mỏ đã xử lý xong những giao dịch có phí cao hơn, họ sẽ nhìn đến giao dịch của bạn.

Cách 2: Replace By Fee – RBF

Replace By Fee (RBF) là một tính năng cho phép ví thực hiện lại một giao dịch với mức phí cao hơn. Hãy nhớ rằng chỉ có vài ví hỗ trợ RBF. Nếu ví của bạn có hỗ trợ RBF, nó có thể giúp bạn tránh khỏi những cơn đau đầu liên quan đến tính toán chi phí, và thực sự không có bất lợi gì khi sử dụng nó.

Cách 3: Transaction acceleration (Bộ tăng tốc giao dịch)

Có các bộ tăng tốc giao dịch khác nhau được các mining pool vận hành. Họ sẽ thêm giao dịch của bạn vào khối tiếp theo mà họ đào nếu họ có khả năng làm như vậy. Một số người sẽ làm miễn phí, trong khi những người khác được miễn phí dưới một số giới hạn kích thước nhất định, một số pool tính phí trả trước, trong khi một số pool sẽ yêu cầu tiền boa.

Để giao dịch của bạn được đưa vào bộ tăng tốc giao dịch, bạn sẽ cần ID của giao dịch đó. Đây là mã nhận dạng giao dịch duy nhất của bạn và nó thường có thể được tìm thấy trong danh sách các giao dịch trong ví của bạn.

Dưới đây là một số bộ tăng tốc giao dịch được đề xuất:

Bộ tăng tốc ConfirmTX cung cấp xử lý giao dịch miễn phí dưới 300 byte. Các giao dịch lớn hơn phải trả $5.Khi xử lý một giao dịch bị mắc kẹt, diễn đàn cho bộ tăng tốc Coolwave cũng đáng để thử. Để có thể gửi giao dịch của bạn, bạn sẽ cần phải đăng ký một tài khoản trên diễn đàn BitcoinTalk.Bộ tăng tốc của ViaBTC miễn phí, nhưng nó thường không có sẵn, vì nó chỉ chấp nhận 100 giao dịch chưa được xác nhận mỗi giờ. Vì vậy, để được chấp nhận, có thể bạn sẽ phải gửi lại giao dịch liên tục mỗi giờ. ViaBTC cũng cung cấp lựa chọn thanh toán, nhưng họ chỉ chấp nhận Bitcoin Cash.

Cách cuối cùng

Nếu các cách trên thất bại, bạn sẽ có hai tùy chọn cuối cùng:

Cố gắng chi gấp đôi (double spend) phí giao dịchSử dụng “Child Pays for Parent“

Chi gấp đôi: Hành động này tức là bạn sẽ phải gửi lại cùng một giao dịch nhưng với mức phí cao hơn. Nó giống như RBF, nhưng với một khác biệt lớn: các giao dịch RBF tuân theo các quy tắc giao thức đã được thiết lập và được tích hợp trong một số thiết kế ví. Mặt khác, chi gấp đôi rất ít được thực hiện.

Child Pays for Parent (hoặc CPFP): Trong loại giao dịch này bạn dùng Coin gửi đến nhưng vẫn chưa chưa được xác nhận. Các khoản phí trên giao dịch gửi đi mới sẽ phải đủ cao để trang trải cho cả hai giao dịch này.

Một thợ mỏ thường thích đào các giao dịch cũ, phí thấp và bao gồm giao dịch chưa được xác nhận, để yêu cầu bồi thường vì giao dịch CPFP mới sẽ đội chi phí lên (vì nó không thể chấp nhận giao dịch mới trước khi giao dịch cũ được xác nhận).

Cả hai quy trình này khá khó khăn, có thể khiến bạn gặp rủi ro và không dành cho người dùng trung bình, vì vậy chúng tôi sẽ không nói quá chi tiết trong hướng dẫn này. Bitcoin wiki có mô tả chi tiết quá trình thực hiện cho cả hai phương pháp.

Liệu giao dịch Bitcoin của tôi có bị kẹt vĩnh viễn trên Blockchain?

Câu trả lời ngắn gọn là không.

Vì mempool không tồn tại chỉ ở một nơi. Mỗi máy tính (hoặc node) xác nhận giao dịch, có một phần trong ổ đĩa cứng dành riêng để lưu trữ giao dịch đang chờ xử lý. Vì vậy, các node khác nhau có các phiên bản mempool khác nhau, tùy thuộc vào giao dịch mà chúng biết và lưu trữ trong bộ nhớ.

Nếu một giao dịch bị pending trong một thời gian dài, nó sẽ bị xóa khỏi mempool của node. Thời gian chờ mặc định hiện tại là 72 giờ nhưng các node có thể đặt thời lượng của riêng chúng. Các giao dịch có giá trị thấp nhất cũng sẽ bị xóa khỏi mempool, các giao dịch phí cao hơn sẽ được nhập vào và mempool bị giới hạn về kích thước.

Đây là lý do tại sao tôi đã nói ở trên rằng bạn nên chờ ít nhất 72 tiếng đồng hồ để nhận lại một trong hai kết quả: Một là giao dịch của bạn sẽ được xác nhận, hai là nó sẽ được xóa khỏi tất cả các mempool trong mạng lưới và số tiền sẽ được trả về ví của bạn.

Tuy nhiên, có thể sẽ có một node nào đó sẽ không bao giờ quên giao dịch của bạn, và thậm chí đôi khi có thể phát lại nó, nhắc nhở các nút khác về nó. Trong trường hợp đó, giao dịch của bạn có thể bị mắc kẹt mãi mãi.

Kết luận

Như bạn có thể thấy vấn đề phí giao dịch Bitcoin khá phức tạp và là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Trên thực tế, lý do chính Bitcoin Cash được tạo ra để giải quyết kích thước khối Bitcoin, hạn chế vấn đề về số lượng giao dịch mà Bitcoin có thể xử lý với từng khối.

Giao dịch với chi phí thấp rất quan trọng và đó cũng là mục đích khi tạo ra Bitcoin. Nhưng khi Bitcoin ngày càng trở nên phổ biến, ngày càng có nhiều người sử dụng nó và mạng lưới cần tìm giải pháp mới để xử lý nhu cầu của người dùng. Một ứng viên đầy triển vọng cho giải pháp như vậy là Lightning Network. Tuy không hoàn toàn sẵn sàng để được áp dụng chính thống, nhưng Lightning Network vẫn hứa hẹn có thể thực hiện các giao dịch gần như là ngay lập tức và miễn phí cho tất cả các Bitcoiner.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chịu nổi hay chịu nỗi

  • 7 lần nàng tiên cá xuất hiện ngoài đời thực được con người bắt gặp i vivu thế giới

  • Xe gtdd nghĩa la gì

  • Trò chơi dân gian việt nam

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.